Mã tài liệu: 127673
Số trang: 104
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Giáo dục mầm non
Thế kỷ XXI loài người sống trong nền văn minh công nghiệp hiện đại, trong đó con người là trung tâm của sự phát triển.Sự hùng mạnh của các quốc gia trên thế giới là do tiềm năng trí tuệ quyết định, do đó phát triển năng lực trí tuệ và năng lực hành động cho con người là một trong những xu hướng xây dựng chiến lược giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ “Điều quyết định là ở con người với trí tuệ và năng lực ngày càng cao” và Đảng ta cũng khẳng định rõ ràng rằng “Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là tiềm lực con người, trong đó có tiềm lực trí tuệ” [11, tr118].
Do đó phát huy nguồn lực con người là nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững của xã hội, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Để chuẩn bị nguồn năng lực đáp ứng nhu cầu của xã hội Đảng đã chỉ rõ “Vai trò của trí tuệ, nguồn nhân lực có trí tuệ và đi liền với nó là vai trò của giáo dục - đào tạo, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự nghiệp phát triển” [12, tr 6]
Đảng ta, nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục mầm non. Nước ta trở thành quốc gia đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ em. Đồng thời xây dựng và triển khai chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 1991 - 2000 đã được Liên hiệp quốc đánh giá cao.
Trong Nghị quyết Trung ương II khoá VIII, đảng ta đã đề ra mục tiêu cụ thể cho giáo dục mầm non là: “Phát triển bậc học mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi, đảm bảo hầu hết trẻ em năm tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một”
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5 tuổi.
Chương 2: Xây dựng một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5 tuổi.
Chương 3: Thực nghiệm biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ 4 - 5 tuổi.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 2276
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 2747
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 1271
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 1107
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 20322
⬇ Lượt tải: 56
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 1540
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 261
👁 Lượt xem: 8400
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 4049
⬇ Lượt tải: 23
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 14374
⬇ Lượt tải: 54