Mã tài liệu: 239015
Số trang: 25
Định dạng: doc
Dung lượng file: 333 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
MỤC LỤC
[URL="/#_Toc260352929"]Phần 1: GIỚI THIỆU 4
[URL="/#_Toc260352930"]1. Đặt vấn đề. 4
[URL="/#_Toc260352931"]2. Mục tiêu của đề tài 5
[URL="/#_Toc260352932"]3. Nội dung của đề tài 5
[URL="/#_Toc260352933"]4. Thời gian thực hiện: 5
[URL="/#_Toc260352935"]Phần 2: TỔNG QUAN 6
[URL="/#_Toc260352936"]2.1 Giới thiệu về đối tượng thủy sản làm nghiên cứu (cá tra) 6
[URL="/#_Toc260352937"]2.1.1 Phân loại 6
[URL="/#_Toc260352938"]2.1.2 Đặc điểm 6
[URL="/#_Toc260352939"]2.1.3 Tình hình nuôi cá Tra ở ĐBSCL 6
[URL="/#_Toc260352940"]2.1.4 Tình hình sử dụng hóa chất và kháng sinh trong ao nuôi cá Tra. 7
[URL="/#_Toc260352941"]2.2 Giới thiệu về Crystial violet 8
[URL="/#_Toc260352942"]2.2.1 Sơ lược về Crystial violet 8
[URL="/#_Toc260352943"]2.2.2 Các ứng dụng của Crystal violet 9
[URL="/#_Toc260352944"]2.2.2.1 Trong công nghiệp. 9
[URL="/#_Toc260352945"]2.2.2.2 Trong thủy sản. 9
[URL="/#_Toc260352946"]2.2.3 Tác hại của Crystal violet 9
[URL="/#_Toc260352947"]2.2.3.1 Tác hại đối với con người 10
[URL="/#_Toc260352948"]2.2.3.2 Thiệt hại về kinh tế. 10
[URL="/#_Toc260352949"]2.2.4 Tình hình sử dụng Crystal violet 10
[URL="/#_Toc260352950"]2.2.4.1 Tình hình sử dụng CV trên thế giới 10
[URL="/#_Toc260352951"]2.2.4.2 Tình hình sử dụng CV ở Việt Nam 10
[URL="/#_Toc260352952"]2.2.5 Chất thay thế Crystal violet 10
[URL="/#_Toc260352953"]2.3 Giới thiệu về phương pháp thử hấp thu miễn dịch dùng enzym liên kết (ELISA) 11
[URL="/#_Toc260352954"]2.3.1 Lịch sử nghiên cứu và phát triển. 11
[URL="/#_Toc260352955"]2.3.2 ELISA là gì?. 11
[URL="/#_Toc260352956"]2.3.3 Phân loại 12
[URL="/#_Toc260352957"]2.3.3.1 Dạng cạnh tranh. 12
[URL="/#_Toc260352958"]2.3.3.2 Dạng không cạnh tranh. 12
[URL="/#_Toc260352959"]2.3.4. Ứng dụng. 12
[URL="/#_Toc260352960"]2.3.5. Ưu khuyết điểm 13
[URL="/#_Toc260352961"]2.3.5.1 Ưu điểm 13
[URL="/#_Toc260352962"]2.3.5.2 Khuyết điểm 13
[URL="/#_Toc260352963"]2.4 Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp phân tích. 13
[URL="/#_Toc260352964"]2.4.1 Giải thích thuật ngữ. 13
[URL="/#_Toc260352965"]2.4.2 Các thông số đánh giá. 14
[URL="/#_Toc260352966"]Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
[URL="/#_Toc260352967"]3.1 Địa điểm thực hiện để tài 15
[URL="/#_Toc260352968"]3.2 Vật liệu. 15
[URL="/#_Toc260352969"]3.2.1 Mẫu thí nghiệm 15
[URL="/#_Toc260352970"]3.2.2 Hóa chất sử dụng. 15
[URL="/#_Toc260352971"]3.2.3 Thiết bị - dụng cụ. 16
[URL="/#_Toc260352972"]3.3 Phương pháp nghiên cứu. 17
[URL="/#_Toc260352973"]3.3.1 Phạm vi nghiên cứu. 17
[URL="/#_Toc260352974"]3.3.2 Nguyên tắc của phương pháp. 17
[URL="/#_Toc260352975"]3.3.3 Tính đặc hiệu của kit thử sử dụng. 17
[URL="/#_Toc260352976"]3.3.4 Phương pháp phân tích mẫu. 18
[URL="/#_Toc260352977"]3.3.5 Chuẩn bị hóa chất của kit thử. 19
[URL="/#_Toc260352978"]3.3.5.1 Đệm rửa. 19
[URL="/#_Toc260352979"]3.3.5.2 Dung dịch cơ chất/ tạo màu. 19
[URL="/#_Toc260352980"]3.3.5.3 Dung dịch đệm trích A 19
[URL="/#_Toc260352981"]3.3.5.4 Dung dịch đệm trích B 19
[URL="/#_Toc260352982"]3.3.5.5 Dung dịch đệm trích C 19
[URL="/#_Toc260352983"]3.3.5.6 Dung dịch đệm pha loãng mẫu 19
[URL="/#_Toc260352984"]3.3.5.7 Dung dịch oxy hoá. 19
[URL="/#_Toc260352985"]3.3.6 Chuẩn bị mẫu. 19
[URL="/#_Toc260352986"]3.3.7 Tiến hành. 20
[URL="/#_Toc260352987"]3.3.7.1 Phương pháp chiết tách CV và LCV từ mẫu vật liệu sử dụng. 20
[URL="/#_Toc260352988"]3.3.7.2.Phát hiện tổng CV/LCV bằng kĩ thuật miễn dịch dùng enzyme liên kết 20
[URL="/#_Toc260352989"]3.3.8 Đọc kết quả. 20
[URL="/#_Toc260352990"]3.4 Bố trí thí nghiệm 20
[URL="/#_Toc260352991"]3.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu. 22
[URL="/#_Toc260352992"]TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Phần 1: GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Đất nước Việt Nam có lợi thế là có bờ biển dài với nhiều cửa sông, đảo lớn nhỏ, nhiều eo biển, hồ, đầm lầy, kênh gạch . Hơn nữa, Việt Nam nằm trong khu vực sinh thái nhiệt đới và có diện tích mặt nước lớn nên nguồn lợi thuỷ sản rất phong phú và đa dạng. Ngành thuỷ sản nước ta nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước. Trong đó, mặt hàng cá tra, cá ba sa chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng lượng hàng thủy sản xuất khẩu .
Tuy nhiên, việc tăng trưởng một cách nhanh chóng của các vùng nuôi trồng thủy sản nhưng không theo quy hoạch và các quy định về thực hành nuôi tốt (GAP) cũng như việc nuôi mật độ cao để gia tăng sản lượng dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra. Khi đó, vấn đề thuốc và hoá chất để phòng và trị bệnh trở nên cần thiết và quan trọng. Bên cạnh những thuận lợi về trị và phòng chống dịch bệnh, dư lượng hóa chất, kháng sinh còn tồn lưu trong sản phẩm thuỷ sản rất có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Hiện nay xuất khẩu thuỷ sản nước ta đang gặp nhiều khó khăn do các rào cản kinh tế từ các thị trường nhập khẩu như Châu Âu (EU), Mỹ, Bắc Mỹ, Úc đó là vấn đề dịch bệnh và tồn lưu dư luợng hóa chất - kháng sinh trong thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản Sự kiện một số lớn container sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu từ Việt Nam bị từ chối ở thị trường Châu Âu, Mỹ, Canada, .trong thời gian qua do phát hiện có dư lượng hóa chất, kháng sinh đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho ngành xuất khẩu thủy sản và đời sống người dân lao động nước ta. Crystial violet (CV) và Leuco crystal violet (LCV) là hai hóa chất trong nhiều loại hóa chất, kháng sinh đã bị các nước nhập khẩu như Liên minh Châu Âu và Canada phát hiện có trong sản phẩm cá tra/cá basa vượt mức giới hạn cho phép. Theo quy định của các thị trường EU, Mỹ và Bắc Mỹ đây là hai hoạt chất không được phép có trong sản phẩm thủy sản. Hai hoạt chất này cũng nằm trong [FONT=TimesNewRomanPS-ItalicMT]Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dung trong sản xuất kinh doanh thủy sản (Thông tư số 15/2009/TT-BNN , ngày 17 tháng 3 năm 2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Tuy nhiên, Crystial violet & Leuco crystal violet vẫn còn lạm dụng tại các cơ sở sản xuất giống và nuôi thủy sản (đặc biệt tại các cơ sở sản xuất giống cá tra).
Vấn đề đặt ra là phải xác định được hàm lượng Crystial violet & Leuco crystal violet trong sản phẩm thủy sản nuôi, đặc biệt là kiểm soát nguồn nguyên liệu tại nhà máy chế biến thủy sản một cách nhanh chóng và hiệu quả. Phương pháp thử hấp thu miễn dịch dùng enzym liên kết (ELISA) được sử dụng để Xác định hàm lượng Crystial violet & Leuco crystal violet trong sản phẩm thủy sản có ưu điểm độ nhạy cao, xử lý mẫu đơn giản, cho kết quả nhanh chóng và đặc biệt đầu tư thiết bị tương đối rẻ tiền. Trên cơ sở đó, đề tài “Xác định hàm lượng Crystial violet & Leuco crystal violet trong sản phẩm thủy sản bằng phương pháp miễn dịch” được thực hiện.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định giá trị sử dụng của phương pháp “Xác định hàm lượng Crystal violet và Leuco Crystal violet trong sản phẩm thủy sản bằng phương pháp miễn dịch” trên nền mẫu cá tra theo các tiêu chí quy định trong Quyết định 657/2002/EC của Liên Minh Châu Âu.
3. Nội dung của đề tài
Thực hiện tối ưu hóa các điều kiện ly trích CV/LCV trong mẫu cá tra.
Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp “Xác định hàm lượng Crystal violet và Leuco Crystal violet bằng phương pháp miễn dịch” trên nền mẫu cá Tra bằng kit thử của hãng Bioo Scientific.
4. Thời gian thực hiện:
Từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2010.
Phần 2: TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về đối tượng thủy sản làm nghiên cứu (cá tra)
2.1.1 Phân loại
Theo hệ thống phân loại của G.V. Lindberg (1974), cá tra thuộc:lớp cá Pisces, Bộ cá Nheo Siluriforms, Họ cá Tra Pangasidae, Giống cá Tra Pangasius, Loài cá Tra Pangasisus hypophthalmus (Sauvage 1878).
Tên tiếng Anh của cá tra: Shutchi Catfish.
Tên khoa học: Pangasius hypophthalmus.
2.1.2 Đặc điểm
Cá Tra là loại cá thuộc loại cá da trơn, sống vùng nước ngọt, phần đầu và phần thân chiếm phần lớn tỉ trọng cá Tra, trong đó phần thân có giá trị thương phẩm và kinh tế nhất.
Cá có thể thích nghi trong điều kiện rất khắc nghiệt như: mật độ thả nuôi cao, chất lượng nước không đảm bảo.
Là loài cá bản địa nên thích hợp với điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL, vì thế quy mô diện tích nuôi rộng lớn.
Cá Tra là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ nuôi và đánh bắt nên có khả năng đưa vào chế biến với khối lượng và quy mô lớn.
2.1.3 Tình hình nuôi cá Tra ở ĐBSCL
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, tính đến ngày 14/8/2009, diện tích thả nuôi cá tra của 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là 5.154ha, tăng 2,7 lần so với đầu năm 2009. Cũng đến giữa tháng 8, sản lượng cá tra thu hoạch toàn vùng là 457.000 tấn, gấp 8,2 lần so với đầu năm. Sản lượng cá thu hoạch trong 8 tháng đầu năm tăng liên tục với mức tăng bình quân là 13,5%/tháng. Cá tra hiện được nuôi nhiều nhất ở 3 tỉnh, thành Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang.
Theo thống kê của Cục Hải Quan, hiện nay thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam là Nga, Hoa Kỳ, Chi Lê, Pê-ru và các nước Đông Âu. Tổng sản lượng cá tra xuất khẩu 7 tháng qua là 326.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 737,1 triệu USD. Tuy sản lượng và giá trị xuất khẩu đều giảm so với cùng kỳ 2008 nhưng trong 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 7, sản lượng và giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam đều tăng.
Theo dự báo của Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, tình hình xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm 2009 sẽ có triển vọng tốt hơn do xu hướng lên giá của đồng euro so với đồng USD, trong khi EU là thị trường xuất khẩu chính, chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu của cá tra.
file:///C:/Users/Heodat/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg
Diễn biến diện tích và sản lượng cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008 và quy hoạch đến năm 2020 (nguồn Dương Công Chinh, Đồng An Thụy,2009-TT. Nghiên cứu Môi trường & XLN-Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam).
2.1.4 Tình hình sử dụng hóa chất và kháng sinh trong ao nuôi cá Tra
Con cá Tra đang là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng đối với ĐBSCL hiện nay, vì thế việc người dân mở rộng diện tích nuôi và thả cá với qui mô lớn là điều tất yếu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 863
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 802
⬇ Lượt tải: 16