Mã tài liệu: 93613
Số trang: 28
Định dạng: docx
Dung lượng file: 168 Kb
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng; có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay. Điều này đã dược khẳng định tạI luật đất đai 1993 nó thể hiện tầm quan trọng của đất đai đói với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nướ. Theo điều 17, 18 của hiến pháp nước cộng hoầ xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 thì: “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.
Thực tế cho thấy, sau hơn 15 năm thực hiện chính sách mở cửa với mục tiêu chuyển dịch nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có sự quản lý và điều tiết của nhà nước; nước ta đang ở trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Điều này làm cho việc sử dụng cũng như quan hệ đất đai có nhiều biến động do quá trình đô thị hoá các khu công nghiệp và quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế diền ra với tốc độ quá nhanh. Đứng trước thực trạng như vậy nhưng sự quản ký của nhà nước về đất đai còn nhiều sơ hở, thiếu chặt chẽ, các hệ thống văn bản đất đai không bắt kịp tình hình, chậm sửa đổi và thiếu bổ xung kịp thời. Vì vậy nó làm nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp cần phải hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai đang đòi hỏi. Do đó chúng ta cần phải tập trung nghiên cứu, kịp thời chuẩn bị một cách căn cơ và đúng hướng để ổn định việc quản lý và sử dụng đất đai một các lâu dài.
Song song với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hoá ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện và hình thành một cách manh nha thị trường nhà đất. Nhưng cho đến nay chưa có một cơ chế cũng như quy định nào để định hướng cho thị trường này phát triển. Tất cả mọi sự trao đổi, giao dịch đều diễn ra “ ngầm “ và mang tính tự phát. Cho nên dẫn đến hiện tượng mua bán trái phép và gây nhiều tranh chấp khiêú kiện về đất đai.
Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nước về đất đai đặt ra một yêu cầu hết sức quan trọng là vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và nhà ở đô thị cho những người sử dụng đất. Vì điều này giúp cho nhà nước nắm trắc quỹ đất đô thị và góp phần quản lý được thị trường nhà đất, cũng như có định hướng sử dụng và phát triển lâu dài. Tuy nhiên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và nhà ở đô thị trên cả nước diễn ra hết sức chập chạp và khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là do trình độ cán bộ địa chính còn thấp không nắm rõ quy định của nhà nước và do quy định của nhà nước về việc này quá rườm rà và mang tính thủ tục.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 2696
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 869
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 794
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1493
⬇ Lượt tải: 16