Mã tài liệu: 229516
Số trang: 8
Định dạng: doc
Dung lượng file: 88 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Luật Công chứng năm 2006 ra đời đánh dấu bước chuyển mang tính đột phá trong quan niệm của các nhà làm luật về bản chất pháp lý và đặc biệt là về mô hình hệ thống tổ chức hành nghề công chứng tại Việt Nam. Theo quy định của Luật này, bên cạnh hệ thống các phòng công chứng đã, đang và sẽ tiếp tục hoạt động, pháp luật cho phép xuất hiện một mô hình tổ chức hành nghề công chứng mới với tên gọi là “văn phòng công chứng” và xu thế này được gọi là “xã hội hoá” hoạt động công chứng. Tuy nhiên, tổ chức hành nghề công chứng của nước ta được thiết kế như thế nào để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà vẫn bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước là điều nhiều người băn khoăn để có nên có một đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng?
[FONT=Times New Roman]1. Có nên xây dựng đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng?
[FONT=Times New Roman]Nhìn một cách tổng thể, “xã hội hoá” công chứng là việc Nhà nước huy động các nguồn lực ngoài xã hội tham gia cung cấp dịch vụ công chứng nhằm giảm bớt áp lực đè nặng lên ngân sách cũng như hướng tới mục tiêu tinh giản đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy hành chính nhà nước. Để làm tốt công tác này, điều kiện tiên quyết là chúng ta phải xây dựng được kế hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về đề án quy hoạch.
[FONT=Times New Roman]Quan điểm thứ nhất cho rằng, không cần thiết phải lập đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng. Theo quan điểm này, hiện chúng ta đã tiến hành “xã hội hoá” hoạt động công chứng tức là cho phép công chứng viên ngoài Nhà nước được quyền tự đầu tư mở văn phòng công chứng thì việc thành lập hay chấm dứt hoạt động văn phòng công chứng sẽ do công chứng viên bỏ vốn toàn quyền quyết định (trừ trường hợp chấm dứt theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 34, Luật Công chứng). Cơ sở pháp lý cho quan điểm này chính là nội dung điểm a, Khoản 1, Điều 22, Luật Công chứng. Theo đó, công chứng viên có quyền “được lựa chọn nơi để hành nghề công chứng, trừ công chứng viên của Phòng công chứng”. Những luật gia ủng hộ quan điểm thứ nhất cho rằng, quy mô phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng sẽ được quyết định bởi chính nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức theo đúng quy luật cung - cầu của thị trường. Nơi nào có nhu cầu công chứng cao sẽ là nơi nhiều văn phòng công chứng đặt trụ sở. Ngược lại, ở những địa phương có số lượng giao dịch, hợp đồng ít, Nhà nước tiếp tục phải đầu tư kinh phí thành lập phòng công chứng hoặc giao chức năng công chứng cho hệ thống cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền khác thực hiện.
[FONT=Times New Roman]Quan điểm thứ hai lại cho rằng, các nhà quản lý hoạt động công chứng phải xây dựng được đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng và coi đây là điều kiện tiên quyết bảo đảm thiết chế công chứng có thể phát triển lành mạnh. Điểm a, Khoản 2, Điều 11, Luật Công chứng khi quy định về “Trách nhiệm quản lý nhà nước về công chứng” đã khẳng định Bộ Tư pháp có nhiệm vụ “Xây dựng và trình Chính phủ chính sách phát triển công chứng”, bao gồm cả việc xây dựng đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên phạm vi toàn quốc. Còn ở quy mô địa phương, Sở Tư pháp khi giúp việc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về công chứng có nhiệm vụ “Xây dựng đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương để đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt; tổ chức thực hiện đề án đó sau khi được phê duyệt” (Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/1/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng).
[FONT=Times New Roman]Trên thế giới tồn tại cả hai quan điểm nêu trên trong pháp luật của các quốc gia có mô hình tổ chức công chứng hành nghề tự do, bao gồm cả quốc gia theo trường phái công chứng hình thức lẫn quốc gia theo trường phái công chứng nội dung. Qua tham khảo những quy định về công chứng được ghi nhận trong pháp luật của một số quốc gia, chúng tôi thấy nhiều quốc gia theo trường phái công chứng hình thức (nổi trội là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) không đặt ra điều kiện phải xây dựng đề án quy hoạch phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng trong khi các quốc gia theo trường phái công chứng nội dung (tiêu biểu là Cộng hoà Pháp) yêu cầu trên lại được pháp luật ghi nhận. Theo chúng tôi, đây chính là hệ quả xuất phát từ những nhiệm vụ mà thiết chế công chứng phải đảm nhiệm trong mỗi trường phái công chứng nói riêng. Đứng trên phương diện truyền thống, chúng tôi cho rằng, về bản chất, công chứng Việt Nam hiện nay thuộc trường phái công chứng nội dung nên chúng ta cũng phải xây dựng đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, điều đó không chỉ bắt nguồn từ tập tục mà còn dựa trên đặc điểm của công chứng Việt Nam. Theo chúng tôi, quan điểm thứ nhất không phải là không có cơ sở nhưng chưa đầy đủ và không phản ánh triệt để bản chất của loại hình “dịch vụ công chứng”.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 829
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16