Tìm tài liệu

Noi dung va Kien nghi doi voi cac quy dinh ve bien phap khan cap tam thoi trong to tung dan su

Nội dung và Kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

Upload bởi: phimhang

Mã tài liệu: 230816

Số trang: 6

Định dạng: doc

Dung lượng file: 74 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

[FONT=Times New Roman]Đặt vấn đề

[FONT=Times New Roman]Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng dân sự đã là một bước tiến mới phản ánh một nền tố tụng dân chủ, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giải quyết tranh chấp dân sự là tính nhanh chóng và sự bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của họ. Trên cơ sở quy định của Bộ luật TTDS, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật TTDS. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đã cho thấy các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật TTDS - bên cạnh những ưu việt - đã bộc lộ một số hạn chế, chưa tương thích và bao quát hết được thực tiễn. Từ đó, đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn, bổ sung. Bài viết này tiến hành đánh giá một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự về BPKCTT và bước đầu đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện.

[FONT=Times New Roman]1. Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời

[FONT=Times New Roman]Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự (Bộ luật TTDS) quy định có 12 biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT). Ngoài ra, Khoản 13 của điều luật này còn một quy định mở, đó là các BPKCTT khác (ngoài 12 BPKCTT này) mà pháp luật có quy định. Tại Khoản 1 Điều 102 Bộ luật TTDS có quy định về BPKCTT: “giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục”. Đây là một quy định chưa đầy đủ, bởi ngoài đối tượng được áp dụng biện pháp này là người chưa thành niên, thì người mắc bệnh tâm thần, người không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (mất năng lực hành vi dân sự) cũng rất cần được áp dụng biện pháp này. Vì vậy, việc bổ sung vào khoản 1 Điều 102 Bộ luật TTDS, quy định giao người mất năng lực hành vi dân sự cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến họ mà chưa có người giám hộ, là rất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần phải có hướng dẫn cụ thể như: tổ chức được giao trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự là các tổ chức nào, điều kiện cần có của tổ chức để được Tòa án giao trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục những đối tượng này.

[FONT=Times New Roman]Mục đích của việc áp dụng BPKCTT được quy định tại Điều 99 Bộ luật TTDS là nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc để đảm bảo thi hành án. Điều này đòi hỏi pháp luật tố tụng phải trao cho Tòa án thẩm quyền ban hành lệnh áp dụng BPKCTT một cách “kịp thời và có hiệu quả”. Tuy nhiên, theo quy định tại các Điều 108, 109 và 110 Bộ luật TTDS thì các biện pháp kê biên tài sản, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp chỉ được Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT nếu có căn cứ cho thấy người đang nắm giữ tài sản này “có hành vi” tẩu tán hủy hoại tài sản, chuyển dịch quyền tài sản hoặc làm thay đổi hiện trạng tài sản. Điều này có nghĩa là, khi Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT thì những hành vi đó đã được thực hiện. Sự chậm trễ trong việc ra quyết định áp dụng BPKCCTT - dù chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn - cũng đủ để cho người bị yêu cầu áp dụng BPKCCTT tẩu tán tài sản, thay đổi hiện trạng tài sản hoặc rút tiền từ tài khoản nhằm trốn tránh việc thi hành nghĩa vụ. Trong khi đó, Bộ luật TTDS lại không quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền áp dụng biện pháp này đối với những thiệt hại mà người yêu cầu phải gánh chịu do việc áp dụng chậm trễ các BPKCTT. Và như vậy, việc Tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT khi “người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản” (khoản 1 Điều 108), “người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản” (Điều 109), “người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó” (Điều 110) là đã quá muộn, không còn giá trị, nên không đạt được mục đích của việc áp dụng BPKCTT. Theo chúng tôi, để khắc phục hạn chế này, các Điều 108, 109, 110 Bộ luật TTDS nên được bổ sung cụm từ “cần ngăn chặn”, cụ thể là: “nếu có căn cứ cho thấy người đang nắm giữ về tài sản có hành vi” bằng cụm từ “nếu có căn cứ cho thấy cần ngăn chặn người đang nắm giữ về tài sản có hành vi ”

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Nội dung và Kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Nội dung và Kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
  • Nội dung và Kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
  • Nội dung và Kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
  • Nội dung và Kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
  • Nội dung và Kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
  • Nội dung và Kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Phân tích các quy định của pháp luật về áp ...

Upload: vnnvanhai

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 621
Lượt tải: 19

Bình luận Chế định biện pháp khẩn cấp tạm ...

Upload: thanhbinhpkd

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 329
Lượt tải: 16

Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự ...

Upload: nhan_caodinh

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 631
Lượt tải: 19

Nhận xét đánh giá các quy định của pháp luật ...

Upload: phituyet6120

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 530
Lượt tải: 18

Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng ở tòa án cấp ...

Upload: hoa_thuong_vuot_keo_bot

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 529
Lượt tải: 18

Hòa giải vụ án dân sự và những kiến nghị ...

Upload: cuongnga8283

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1008
Lượt tải: 24

Phân tích nội dung của các biện pháp bảo đảm ...

Upload: tongtoankt

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 640
Lượt tải: 28

Phân tích nội dung các biện pháp bảo đảm đầu ...

Upload: letuan266

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1099
Lượt tải: 27

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự ...

Upload: tunglusobu

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 376
Lượt tải: 23

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự ...

Upload: linhkienin

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1163
Lượt tải: 18

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự ...

Upload: welcome2408

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 425
Lượt tải: 19

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự ...

Upload: thanhhuynhthanh

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1196
Lượt tải: 22

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Nội dung và Kiến nghị đối với các quy định ...

Upload: phimhang

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 517
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Luật
Nội dung và Kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự [FONT=Times New Roman] Đặt vấn đề [FONT=Times New Roman] Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng dân sự đã là một bước tiến mới phản ánh một nền tố tụng dân chủ, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giải quyết tranh chấp dân doc Đăng bởi
5 stars - 230816 reviews
Thông tin tài liệu 6 trang Đăng bởi: phimhang - 18/05/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 18/05/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Nội dung và Kiến nghị đối với các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự