Mã tài liệu: 248628
Số trang: 11
Định dạng: doc
Dung lượng file: 116 Kb
Chuyên mục: Luật
I. Lý luận chung
1. Ngân sách Nhà nước và Luật ngân sách Nhà nước
1.1. Khái niệm ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một phạm trù kinh tế và lịch sử, là một phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ NSNN được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế – xã hội ở mọi quốc gia, song quan niệm về NSNN lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về NSNN tùy theo trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.
Dưới góc độ kinh tế, NSNN được hiểu là bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của một quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định để thực hiện trong thời hạn nhất định, thường là một năm.
Dưới góc độ pháp lý, theo quy định tại Điều 1 Luật NSNN năm 2002 thì NSNN được hiểu là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1.2. Khái niệm Luật ngân sách Nhà nước
Luật NSNN là một đạo luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nó gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động NSNN. Cụ thể có thể hiểu NSNN là đạo luật ban hành nhằm chi phối các hoạt động liên quan đến việc hình thành, quản lý, sử dụng và định đoạt các khoản tiền công với tính chất là tài sản của Nhà nước, được thể hiện trong quỹ NSNN.
Luật NSNN Việt Nam hiện hành là Luật NSNN số 1/2002/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004.
2. Các nguyên tắc cơ bản của ngân sách Nhà nước
NSNN là công cụ để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế – xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Với vai trò to lớn như vậy, các nguyên tắc NSNN chính là những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt và chi phối toàn bộ quá trình thực hiện NSNN, giúp cho hoạt động này diễn ra một cách có tổ chức, hệ thống và phát huy cao nhất vai trò của mình. Nội dung của các nguyên tắc này thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, của mỗi Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các nguyên tắc cơ bản của Luật NSNN bao gồm:
– Nguyên tắc ngân sách nhất niên;
– Nguyên tắc ngân sách đơn nhất;
– Nguyên tắc ngân sách toàn diện;
– Nguyên tắc ngân sách thăng bằng
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 844
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 3954
⬇ Lượt tải: 139
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 2312
⬇ Lượt tải: 41
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 2600
⬇ Lượt tải: 49
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem