Mã tài liệu: 125787
Số trang: 127
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Luật quốc tế
Việt Nam đang chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu bằng việc đ• gia nhập những tổ chức, diễn đàn kinh tế trong khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, đ• ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như vậy, các giao dịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài ngày càng đa dạng, phức tạp.
Trong thực tế, phần lớn các giao dịch được thực hiện tốt, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Tuy nhiên, vẫn còn một số giao dịch có phát sinh tranh chấp. Đây là một thực tế khách quan khó tránh khỏi mặc dù trong kinh doanh các nhà kinh doanh luôn cam kết thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trên phạm vi toàn cầu như hiện nay, chữ “tín” trong kinh doanh luôn là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Nhưng không phải bất kỳ lúc nào, mọi giao dịch cũng đều diễn ra xuôn sẻ. Ký kết và thực hiện hợp đồng là một quá trình phức tạp luôn có nguy cơ xẩy ra tranh chấp. Không phải các bên cứ mẫn cán, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ hợp đồng là không có tranh chấp phát sinh, đôi khi nó còn phụ thuộc vào khả năng chuyên môn và sự hiểu biết của các bên trong khi đàm phán, ký kết hợp đồng bởi nếu không có sự hiểu biết đầy đủ các bên có thể mắc phải những sai lầm gây ra hậu quả nghiêm trọng mà cứ nghĩ là mình không có lỗi. Hơn nữa, các quan hệ hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá rất đa dạng, phức tạp nó vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia mà không phải bất kỳ bên nào cũng có thể hiểu biết đầy đủ về luật pháp của các nước. Ngoài ra, còn phải kể đến thái độ thiếu thiện chí của một bên, cố ý vi phạm hợp đồng ngay từ giai đoạn ký kết hợp đồng v.v....
Đ• có tranh chấp phát sinh thì phải có cơ chế giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên giao kết hợp đồng. Pháp luật, do đó, cũng quy định nhiều phương thức khác nhau để giải quyết các tranh chấp như thương lượng trực tiếp, trung gian, hoà giải, toà án hoặc trọng tài.
Cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đ• có quan hệ ngoại giao và thương mại toàn diện với Hoa Kỳ. Điều đó đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp của 2 nước. Hoa Kỳ là quốc gia có tiềm lực kinh tế hùng mạnh, là thì trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất thế giới. Bất cứ nhà kinh doanh nào cũng mơ ước có được quan hệ làm ăn với các thương nhân Hoa Kỳ nhưng không phải ai cũng hiểu biết tường tận về hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ cũng như tập quán, thói quen kinh doanh của các thương nhân Hoa Kỳ, do đó tranh chấp xẩy ra là điều không thể tránh khỏi.
Kết cấu đề tài:
Chương i Các loại tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá
Chương 2: Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá
Chương 3: Các cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân Hoa Kỳ - thực tiễn giải quyết và những vấn đề cần lưu ý
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 761
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 802
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 901
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 156
👁 Lượt xem: 1445
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 1343
⬇ Lượt tải: 19