Mã tài liệu: 86729
Số trang: 69
Định dạng: docx
Dung lượng file: 391 Kb
Chuyên mục: Luật ngân hàng
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp từ ngày 15 – 18/12/1986 đã đề ra đường lối đổi mới một cách toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đất nước, với việc đổi mới kinh tế là trọng tâm, cơ bản. Việc đề ra đường lối đổi mới ưu tiên phát triển kinh tế đã đánh dấu một sự thay đổi quan trọng so với giai đoạn trước 1986.
Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đề ra đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc mạnh mẽ trên tất cả các mặt. Lĩnh vực chịu nhiều tác động lớn nhất và thể hiện đựơc rõ nhất hiệu quả của đường lối chính sách này đó chính là lĩnh vực Kinh Tế. Phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển đất nước giai đoạn hiện nay. Và trong xu thế phát triển kinh tế của thế giới, nền kinh tế của nước ta cũng đã dần có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế. Đó là việc tăng tỷ trọng của các ngành Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Để có được cơ cấu kinh tế như vậy, Đảng và Nhà nước ta phải đặc biệt chú trọng, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ như một trọng tâm trong nền kinh tế nói chung.
Trong sự tăng trưởng của ngành Dịch vụ hiện nay, đóng góp một vị trí và vai trò quyết định nhất đó là ngành Du lịch. Du lịch phát triển với vị thế là ngành kinh tế Du Lịch. Đây là một ngành kinh tế còn rất non trẻ, nhưng lại có những bước phát triển mạnh mẽ đạt đến độ thần kỳ. Giai đoạn từ 1986 cho đến những tháng đầu năm 2008, ngành kinh tế Du lịch đã đạt được những thành tựu rực rỡ, trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trong thời kỳ đổi mới. Nên dù là một ngành công nghiệp mới nổi lên nhưng những gì kinh tế Du lịch đạt được đã chứng tỏ được vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy Đảng và nhà nước ta đã xác định “đây là ngành công nghiệp không khói” nên “phải được ưu tiên phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Ngành kinh tế Du lịch được đánh giá là một ngành đã có những đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Từ năm 1960 với sự thành lập của công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại Thương, ngành kinh tế Du lịch Việt Nam đã chính thức ra đời. Chúng ta có thể thấy rằng: sự phát triển lớn mạnh của các ngành, các lĩnh vực khác nhau sẽ là động lực thúc đẩy nhau phát triển, giống như một phản ứng dây chuyền. Đối với nền kinh tế, phát triển Du lịch đã tác động đến một số ngành kinh tế cụ thể như: Giao thông vận tải, thủ công nghiệp, dịch vụ tài chính,…Và không chỉ tỏ rõ hiệu quả đối với ngành kinh tế mà sự phát triển của Du lịch còn mang tính xã hội rất lớn: đem lại nguồn thu rất lớn, giải quyết vấn đề lao động, vấn đề việc làm cho xã hội, ổn định trật tự xã hội…Những tác động của ngành kinh tế Du lịch, không chỉ tác động thuần tuý trở lại kinh tế và xã hội mà nó còn là cơ sở, điều kiện ảnh hưởng quan trọng đến đời sống chính trị cũng như đời sống văn hoá này càng cao của nhân dân.
Với những tác động mạnh mẽ và sâu sắc như vậy trong tiến trình phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Kinh tế Du lịch trở thành ngành kinh tế điển hình trong công cuộc đổi mới đất nước. Là một sinh viên khoa lịch sử, luôn có mong muốn được tìm hiểu được tiếp thu những kiến thức thực tế quanh mình để từ đó phần nào thấy được sự biến động, những quy luật trong sự phát triển chung. Vì vậy tôi đã chọn đề tài : “ Ngành Kinh tế Du lịch trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2008” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
Với đề tài này, tôi không chỉ tìm hiểu về tiềm năng của Du Lịch Việt Nam cũng như những tác động của Du lịch đến tất cả các ngành, các lĩnh vực. Mà trọng tâm hơn cả đó là thấy được nhưng thành tựu của ngành Du lịch từ 1986 đến nay, xuất phát từ những điều kiện hết sức thuận lợi cả chủ quan và khách quan. Qua đó hiểu rõ hơn, về những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới, đã có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế nói chung.
Sự phát triển của ngành Kinh tế Du lịch có một tác động sâu rộng đến tất cả các ngành khác, vì vậy nó cũng chính là một phần động lực thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Tạo ra một Việt Nam phát triển bền vững về mọi mặt, mọi lĩnh vực.
Không chỉ là một ngàng Kinh tế có tác động đơn thuần về mặt đối nội. Du lịch còn là con đường đưa nước ta hoà nhập với thế giới. Thông qua hoạt động Du lịch, nước ta có điều kiện được mở rộng sự hiểu biết, tăng cường thiết lập mối quan hệ giao lưu giữa các nước trên thế giới. Điều này có một ý nghĩa đặc biệt qua trọng trong xu thế hiện nay: khi các nước đều mở cửa, mở rộng quan hệ giao lưu, tạo ra một hệ thống các nước trên thế giới đều có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Việc Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới không chỉ tạo điều kiện cho nước ta “học tập kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới – vừa thực hiên vừa rút kinh nghiệm. Mà việc mở rộng liên kết quốc tế chính là cơ hội đưa vị thế nước ta lên ngang tầm với các nước trên thế giới.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Du lịch Việt Nam – ngành Kinh tế đầy tiềm năng
Chương 2: Du lich 1986 - 2008
Chương 3: Tác động của Du lịch đến sự phát triển đất nước
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 164
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 776
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16