Mã tài liệu: 63116
Số trang: 75
Định dạng: docx
Dung lượng file: 306 Kb
Chuyên mục: Luật kinh tế
Cơ chế kinh tế thị trường xuất hiện cùng với công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam đã được trên 15 năm. Nhờ đó nền kinh tế đã thu được những thành tựu bước đầu quan trọng, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức độ tương đối cao trong một thời gian dài. Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động xây dựng trong những năm gần đây đã có sự chuyển mình và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngành xây dựng nước ta đã có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt, trưởng thành nhanh chóng trong mọi lĩnh vực của hoạt động xây dựng, có thể thiết kế, thi công hoàn thiện nhiều công trình có quy mô lớn, hiện đại và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích này, ta phải kể đến hoạt động đấu thầu.
Đấu thầu xây dựng là công việc tuy mới được áp dụng ở nước ta từ năm 1994 nhưng đến nay, qua nhiều bước hoàn thiện, cơ chế đấu thầu đã chứng tỏ phù hợp với nền kinh tế thị trường, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, thúc đẩy sự hoàn thiện của bản thân nhà thầu về năng lực và tổ chức để đảm bảo các yêu cầu về tiến độ thi công và chất lượng các công trình. Tuy nhiên, công tác đấu thầu là lĩnh vực tương đối mới nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những lúng túng, bất cập thậm chí có những sai lầm gây thất thoát tài lực của đất nước, đòi hỏi Nhà nước phải có sự nghiên cứu, cập nhật đổi mới phương thức phù hợp trong quản lý và điều hành công tác đấu thầu nói chung.
Khi đất nước bước sang thiên niên kỷ mới, Đại hội Đảng IX đã thông qua một số văn kiện quan trọng đề ra mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tới, thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng và ban hành các biện pháp, cơ chế, chính sách nhằm phát huy nội lực đất nước, phù hợp với các cam kết quốc tế. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng đặc biệt là hoạt động đấu thầu ngày càng được bổ sung, hoàn thiện phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, tạo ra một thị trường xây dựng trong sạch, mang tính cạnh tranh cao.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề gồm các phần:
Chương I: Những vấn đề pháp lý chung về đấu thầu, đấu thầu xây lắp
Chương II: Vấn đề áp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà
Chương III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 109
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 135
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16