Mã tài liệu: 32457
Số trang: 92
Định dạng: docx
Dung lượng file: 553 Kb
Chuyên mục: Luật kinh tế
Năm 1997 đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của nền thương mại Việt Nam nói chung và của pháp luật thương mại nước ta nói riêng. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật Thương mại (10/5/1997, có hiệu lực ngày 1/1/1998) đạo luật hoàn toàn mới điều chỉnh các “hành vi thương mại” trên lãnh thổ Việt Nam. Và từ đây hoạt động thương mại của Việt Nam được điều chỉnh một cách có hệ thống theo những quy định của Luật này.
Sau bẩy năm thực thi, những đóng góp của Luật Thương mại năm 1997 là không thể phủ nhận. Tuy vậy trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và ngày càng sâu rộng, nhất là so với những yêu cầu về điều chỉnh hệ thống pháp luật để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, những quy định của Luật Thương mại năm 1997 ở nhiều điểm tỏ ra không còn phù hợp mà nếu cứ giữ nguyên thì chúng sẽ cản trở mạnh mẽ đến sự phát triển của cả hệ thống thương mại Việt Nam cũng như sẽ cản trở đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Chính vì những lý do này mà việc sửa đổi Luật Thương mại năm 1997 cho phù hợp với pháp luật quốc tế, với thực tiễn hoạt Việt Nam trở thành một đòi hỏi bức thiết, không thể trì hoãn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ 7 (14/06/2005) đã thông qua Luật Thương mại năm 2005. So với Luật Thương mại năm 1997, Luật này đã sửa đổi, bổ sung rất nhiều quy định mới đặc biệt là các quy định về hành vi thương mại. Vì có nhiều quy định mới, nhiều bổ sung trong các quy định về hành vi thương mại nên việc tìm hiểu một cách cặn kẽ các quy định này là hết sức cần thiết, nó cho phép thương nhân hoạt động thương mại hiệu quả hơn trong khuôn khổ pháp luật và cũng rất cần xem các quy định này có phù hợp với thực tiễn Việt Nam và có tương đồng hay khác biệt gì so với quy định của pháp luật thương mại quốc tế và các nước. Đó là lý do người viết chọn đề tài “Các quy định về hành vi thương mại theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005”.
Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 24);
Chương II: Mua bán hàng hoá (từ Điều 24 đến Điều 73);
Chương III: Cung ứng dịch vụ (từ Điều 74 đến Điều 87);
Chương IV: Xúc tiến thương mại (từ Điều 88 đến Điều 140);
Chương V: Các hoạt động trung gian thương mại (từ Điều 141 đến Điều 177);
Chương VI: Một số hoạt động thương mại cụ thể khác (từ Điều 178 đến Điều 291);
Chương VII: Chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại (từ Điều 292 đến Điều 319);
Chương VIII: Xử lý vi phạm về pháp luật thương mại (từ Điều 320 đến Điều 322);
Chương X: Điều khoản thi hành (từ Điều 323 đến Điều 324);
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 697
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 33
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1708
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 633
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 776
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 677
⬇ Lượt tải: 16