Mã tài liệu: 43940
Số trang: 94
Định dạng: docx
Dung lượng file: 443 Kb
Chuyên mục: Luật kinh tế
Nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) xuất hiện cùng với sự phát triển của giao lưu thương mại nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với các đối tượng SHCN. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vẫn không ngừng vận động và phát triển theo hướng mở rộng các quyền năng cho chủ sở hữu, mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ. Vấn đề bảo hộ SHCN không chỉ là vấn đề riêng lẻ của từng quốc gia mà nó chính là vấn đề mang tính toàn cầu trong bối cảnh tự do hóa, toàn cầu hóa thương mại hiện nay.
Nền kinh tế Việt Nam có một bước ngoặt được đánh dấu bằng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12/1986 trong đó Đảng và Nhà nước ta đã dứt khoát xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu hành chính, bao cấp, chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình đổi mới về kinh tế đã ngày càng chứng tỏ nền kinh tế nước ta đã và đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lúc này, các doanh nghiệp cũng dần có được quyền bình đẳng trong hoạt động kinh doanh với môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tình hình này cũng làm giảm đáng kể sự độc quyền, sự độc quyền chỉ còn tồn tại đâu đó trong một số ngành cung cấp có tính chất đặc biệt còn hầu hết là sự phong phú của hàng hóa, dịch vụ được tạo ra bởi các thành phần kinh tế khác nhau. Do vậy, người tiêu dùng đang dần trở thành "thượng đế" theo đúng nghĩa của nó. Hàng hóa đa dạng, dịch vụ phong phú cũng khiến các doanh nghiệp để mời được "thượng đế" đến với mình buộc phải coi trọng và có sự thay đổi liên mục mẫu mã, chủng loại hàng hóa của mình trên thị trường nhưng đồng thời chữ tín ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm xây dựng dựa vào các thương hiệu… Bởi, một trong những cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn chính là những dấu hiệu thể hiện trên bao bì, nhãn mác, giấy tờ giao dịch, quảng cáo của sản phẩm, dịch vụ. Có rất nhiều dấu hiệu để người tiêu dùng có thể nhận biết được hàng hóa sản phẩm như: nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý…Và những dấu hiệu này làm phát sinh trách nhiệm của chính doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, đối với xã hội, bởi chúng chính là yếu tố quan trọng giúp người tiêu dùng xác định sản phẩm, dịch vụ mà họ mong muốn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 853
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 825
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 224
👁 Lượt xem: 879
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 794
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1185
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 17