Mã tài liệu: 65320
Số trang: 93
Định dạng: docx
Dung lượng file: 458 Kb
Chuyên mục: Luật hành chính
“Rừng vàng, biển bạc”- Đất Nước Việt Nam. Đó là câu người xưa vẫn thường tự hào để nói về đất nước của mình. Với thời đại ngày nay thì rừng chỉ vàng, biển chỉ bạc khi chúng ta biết giữ gìn và phát huy thế mạnh của mình để ngày càng phát triển. Việt Nam được xem là một Đất Nước được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông ngòi ao hồ chằng chịt, điều kiện khí hậu thuận lợi, vì vậy tiềm năng thuỷ sản Việt Nam là vô cùng to lớn. Nhận thức được điều đó, Nhà Nước ta đã quyết định chọn thuỷ sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong các ngành kinh tế chiến lược Việt Nam. Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, ngành thuỷ sản Việt Nam đã và đang nỗ lực phấn đấu phát triển, đẩy mạnh việc khai thác- nuôi trồng- chế biến các mặt hàng thuỷ sản có giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ khắp nơi trên thế giới nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩuViệt Nam
Lô hàng thuỷ sản Việt Nam đầu tiên đã cập cảng nước Mỹ vào tháng 7/1994, sau 4 tháng Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, đã mở ra cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu thị trường thuỷ sản mới. Đến khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết (7/2000), Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam với tốc độ tăng giá trị xuất khẩu của năm sau cao hơn năm trước. Mảnh đất hứa này không chỉ phong phú về nhu cầu tiêu dùng hàng thuỷ sản mà giá cả nhập khẩu cũng cao hơn Tây Âu và Nhật Bản- hai thị trường truyền thống của thủy sản Việt Nam.
Khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp của ta mới thấy được vai trò to lớn và cần thiết của việc nâng cao khả năng cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản. Có được khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thuỷ sản của mình là vũ khí cơ bản nhất quyết định khả năng tồn tại, đứng vững của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đối với Mỹ, thị trường mới nổi lên trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt nam thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu càng quan trọng, hơn nữa vì Việt Nam đã chậm hơn Thái Lan và Trung Quốc, hai quốc gia xuất khẩu thuỷ sản tiêu biểu của Châu á trên thị trường Mỹ. Tìm hiểu và đánh giá tình hình xuất khẩu và năng lực cạnh tranh hiện tại của ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và thị trường Mỹ nói riêng tuy không còn là đề tài mới mẻ nhưng luôn cần thiết đối với người quan tâm tới sự phát triển ngành thuỷ sản nước nhà.
Hoà cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội đang nỗ lực cố gắng để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình không những trên thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hồng Kông…, mà còn trên những thị trường mới đầy tiềm năng như Mỹ. Vì vậy Công ty phải không ngừng đánh giá thực trạng cạnh tranh của mình trên thị trường Mỹ để từ đó có những giải pháp đúng đắn để nâng cao thị phần của mình.
Kết cấu đề tài này gồm:
Chương I- Những vấn đề lý luận chung về khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu
Chương II- Thực trạng kinh doanh và khả năng cạnh tranh mặt hàng thuỷ sản trên thị trường Mỹ của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội
Chương III- Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng thuỷ sản của Seprodex Hà Nội trên thị trường Mỹ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 866
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 798
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 752
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16