Tìm tài liệu

Hoan thien che do phap ly ve xac lap hop dong

Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng

Upload bởi: docaoson14

Mã tài liệu: 229326

Số trang: 10

Định dạng: doc

Dung lượng file: 106 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG

[FONT=Times New Roman]Có những nét tương đồng rất cơ bản giữa Việt Nam và các nước theo văn hoá pháp lý romano - germanic trong việc xây dựng chế độ pháp lý về hợp đồng và, nói riêng, các giải pháp cho bài toán về điều kiện xác lập hợp đồng. Pháp luật hợp đồng của Việt Nam đã tiếp nhận và vận dụng khá nhiều khái niệm và chế định đặc trưng của hệ thống đó (1). Các thành tựu của văn hoá pháp lý Anh - Mỹ cũng được tiếp nhận và xuất hiện trong luật Việt Nam như là những yếu tố đóng góp bổ sung vào việc hoàn thiện hệ thống pháp lý (2). Tuy nhiên, do được xây dựng trong một hệ thống tư duy mang tính thực dụng cao, nhiều điểm cơ bản trong lý thuyết hợp đồng trong luật học Anh - Mỹ không phù hợp với tư duy pháp lý truyền thống và đạo đức truyền thống Việt Nam. Bởi vậy, việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng Việt Nam nên được thực hiện chủ yếu trên cơ sở xem xét, so sánh, tham khảo và vận dụng có chọn lọc các thành tựu của hệ thống romano - germanic.

[FONT=Times New Roman]Trong khuôn khổ xây dựng Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, người làm luật phân chia các điều kiện xác lập hợp đồng thành hai nhóm: các điều kiện chung, áp dụng cho tất cả các loại giao dịch, trong đó có hợp đồng, và các điều kiện riêng đối với hợp đồng. Về phương diện khoa học luật, có thể tiếp cận các điều kiện này theo một góc nhìn khác, cho phép phân chia các điều kiện thành hai nhóm: nội dung và hình thức.

[FONT=Times New Roman]1. Điều kiện về nội dung

[FONT=Times New Roman]1.1. Ý chí

[FONT=Times New Roman]1.1.1. Sự tồn tại của ý chí

[FONT=Times New Roman]Đề nghị và chấp nhận đề nghị. Điều chắc chắn là không thể có hợp đồng một khi ít nhất một bên không hề mong muốn giao kết. Sự gặp gỡ của ý chí là điều kiện để một hợp đồng được xác lập. Thế nhưng, có điều kiện còn tiên quyết hơn nữa, đó là ý chí giao kết phải hiện hữu. Luật của Pháp, của Anh - Mỹ, nói chung, của nhiều nước tiền tiến thừa nhận rằng sự hiện hữu của ý chí chỉ được ghi nhận một khi nó được bộc lộ ra ngoài và ở trong tình trạng có thể được người khác nhận biết. Luật Việt Nam hiện hành, vận dụng kinh nghiệm của các nước, có xây dựng các khái niệm về đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng để mô tả và điều chỉnh quá trình bộc lộ đi đến sự gặp gỡ ý chí của các bên trong quan hệ kết ước.

[FONT=Times New Roman]Tuy nhiên, luật Việt Nam không thừa nhận tính pháp lý của đề nghị giao kết ra công chúng (public offer). Điều đó cũng có nghĩa rằng, ngay cả trong trường hợp đề nghị giao kết đã có đầy đủ nội dung của một hợp đồng và có ghi rõ thời hạn được duy trì để chờ được chấp nhận, người đề nghị vẫn có quyền huỷ bỏ hoặc rút lại đề nghị mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý, nếu đề nghị này được gửi rộng rãi cho mọi người chứ không nhắm đến một địa chỉ nào xác định. Với giải pháp này, người làm luật tỏ ra quá nuông chiều, dễ dãi đối với người đề nghị chuyên nghiệp, tức là các thương nhân, trong mối quan hệ giao tiếp với người tiêu dùng: điều này không có lợi cho việc xây dựng, phổ biến ý thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)(3).

[FONT=Times New Roman]Riêng đối với đề nghị giao kết có địa chỉ xác định, thì luật có vẻ muốn buộc người đề nghị gìn giữ cam kết trong một thời hạn nào đó. Bằng chứng là có quy định chỉ thừa nhận việc rút lại hoặc thay đổi đề nghị trong trường hợp người được đề nghị nhận được thông báo rút lại hoặc thay đổi đề nghị trước hoặc cùng thời điểm với việc nhận lại đề nghị. Nhưng thái độ của người làm luật không dứt khoát; bởi vậy, người ta không biết làm thế nào để giải thoát người đề nghị trong trường hợp người được đề nghị đã nhận được một đề nghị không có thời hạn xác định, còn thông báo rút lại đề nghị thì chưa tới nơi

[FONT=Times New Roman]Mặt khác, một khi đề nghị có nêu rõ thời hạn hiệu lực, luật Việt Nam chỉ dự kiến khả năng yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn đề nghị (Điều 390 khoản 2). Điều đó có nghĩa rằng, nếu bên đề nghị không giao kết với ai khác nhưng cũng không muốn giao kết với bên được đề nghị nữa, thì cũng không có quyền hủy bỏ đề nghị và, bởi vậy, một khi bên được đề nghị chấp nhận đề nghị trong thời hạn, bên đề nghị có thể bị đặt vào tình trạng buộc phải giao kết (?). Luật chưa rõ ở điểm này. .

[FONT=Times New Roman] .

[FONT=Times New Roman]TÀI LIỆU

[FONT=Times New Roman]

(1) Ví dụ: khái niệm và chế độ pháp lý về pháp nhân, nguyên tắc trung thực trong giao kết hợp đồng hiệu lực ràng buộc của đề nghị giao kết hợp đồng đối với người đề nghị, tình trạng pháp lý của người mất năng lực hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi.

(2) Chẳng hạn, luật học Việt Nam hiện đại chấp nhận khái niệm hợp đồng được xây dựng trong luật Anh - Mỹ: hợp đồng có thể tác dụng tạo lập nghĩa vụ hoặc chấm dứt một nghĩa vụ đang tồn tại về hình thức giao kết hợp đồng, người làm luật Việt Nam có xu hướng đòi hỏi lập văn bản đối với các hợp đồng quan trọng, nhưng không tỏ ra khắt khe trong các yêu cầu về cấu trúc hình thức văn bản .

(3) Ngay trong một hệ thống tư duy pháp lý mang tính thực dụng rất cao như ở Mỹ, người ta cũng xác định đề nghị giao kết hợp đồng ra công chúng là một giao dịch pháp lý, cho dù luật thừa nhận rằng người đề nghị có quyền rút lại đề nghị bất kỳ lúc nào mà không phải bồi thường: M. Whincup, Contract law and practice, Kluwer Law International, London, 1996, tr. 38.

(4) Luật Anh – Mỹ cho rằng việc tìm kiếm ý chí thực, đặc biệt trong trường hợp có tranh chấp, là phi thực tế, bởi không ai biết được suy nghĩ trong đầu người khác; bởi vậy, trong trường hợp có tranh cãi thì thẩm phán chỉ bám lấy ngôn từ được bộc lộ để giải thích hợp đồng: M. Whincup, Contract law and practice, đd, tr. 13 và 14.

(5) Xem, chẳng hạn, trong luật của Pháp: BLDS Điều 1135: sự thoả thuận tạo ra nghĩa vụ không chỉ đối với phần ý chí được bày tỏ mà còn cả đối với tất cả những quan hệ phát sinh sau đó tuỳ theo bản chất của nghĩa vụ và phù hợp với lẽ công bằng, tập quán hoặc luật pháp.

Tương tự, luật của Anh cũng dự kiến khả năng phát sinh nghĩa vụ bắt buộc theo hợp đồng trong một số trường hợp, dưới tên gọi “implied terms” tạm gọi là điều khoản ám chỉ.

(6) Ví dụ, bán một thiết bị sẽ chế tạo, một ngôi nhà sẽ được xây dựng.

(7) BLDS, Điều 342 khoản 1, nói về thế chấp tài sản, có quy định: “tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai”.

(8) Điển hình là các trường hợp bán căn hộ thuộc các chung cư cao cấp. Luật hiện hành cho phép nhà đầu tư rao bán căn hộ chưa hình thành sau khi đã xây xong phần móng. Tuy nhiên, do luật không quy định chi tiết về điều kiện trả tiền trong hợp đồng bán, nhiều nhà đầu tư đã có những đòi hỏi về trả tiền ứng trước không tương xứng với tiến độ thực hiện công trình, theo hướng có lợi cho họ. Vô hình trung, nhà đầu tư có thể bằng cách đó, dùng tiền của người mua, chứ không phải tiền của mình, để chi phí cho việc xây dựng công trình.

(9) Có thể xem, chẳng hạn, Ph. Malaurie và L. Aynès, Droit civil – Les obligations, Cujas, Paris, 1999, tr. 273 và kế tiếp; A. Bénabent, Droit civil – Les obligations, Montchrestien Paris, 1998, tr . 104 và kế tiếp.

(10) Một trong những trường hợp điển hình của hợp đồng trong đó các bên có chung mục tiêu là hợp đồng thành lập công ty.

(11) Học thuyết pháp lý Pháp phân biệt nguyên nhân của nghĩa vụ (còn gọi là nguyên nhân khách quan) và nguyên nhân của nghĩa vụ kết ước (còn gọi là nguyên nhân chủ quan): A. Bénabent, Droit civil – Les obligations, đd, tr. 104. Nguyên nhân khách quan là một khái niệm phức tạp và duy lý: nó được xây dựng trong khuôn khổ xác định cấu trúc kinh tế (economic structure) của hợp đồng, chứ không phải để làm rõ động cơ giao dịch của các bên. Chẳng hạn, trong một hợp đồng song vụ, nghĩa vụ của bên này có nguyên nhân là nghĩa vụ của bên kia; còn trong hợp đồng đơn vụ, nguyên nhân của nghĩa vụ gắn với cơ sở của hợp đồng: nghĩa vụ trong hợp đồng bảo lãnh có nguyên nhân là sự hiện hữu của món nợ được bảo lãnh; nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay có nguyên nhân là việc nhận số tiền vay;

(12) Chế độ thoát quyền của người Pháp có lẽ không phù hợp với phong tục tập quán Việt Nam trong lĩnh vực gia đình. Trong khi đó, luật của Đức có chế độ đại diện cho người chưa thành niên trong giao dịch dân sự. Theo chế độ này, thì người từ đủ 7 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có quyền giao kết hợp đồng, nhưng để hợp đồng có hiệu lực ràng buộc, cần có sự phê chuẩn của người đại diện (thường là cha mẹ) - BLDS Đức (BGB) Đ. 105-7. Chế độ này có thể có nhiều nét tương đồng với chế độ giám sát của người đại diện cho người chưa thành niên đủ 15 tuổi trong các giao dịch quan trọng. Tuy nhiên, các quy định liên quan trong luật Việt Nam còn quá sơ sài; đặc biệt, luật chưa có chế tài nào đối với các trường hợp vi phạm các quy định ấy.

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng
  • Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng
  • Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng
  • Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng
  • Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng
  • Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng
  • Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng
  • Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng
  • Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng
  • Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp ...

Upload: lethinhuhoa82

📎
👁 Lượt xem: 466
Lượt tải: 16

Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế

Upload: nhattoquang

📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 361
Lượt tải: 16

Hoàn thiện chế độ pháp lý về Hợp đồng lao ...

Upload: chung_vnck

📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 357
Lượt tải: 16

Hoàn thiện chế độ pháp lý về Hợp đồng lao ...

Upload: fd_hung_vibank

📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 448
Lượt tải: 17

Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động theo ...

Upload: giangnamicc

📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 529
Lượt tải: 22

Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ...

Upload: khoaldm

📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 454
Lượt tải: 18

Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ...

Upload: hathubinh

📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 555
Lượt tải: 17

Hoàn thiện chế độ pháp lý về sở hữu bất động ...

Upload: adsdxzvvzx

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 458
Lượt tải: 16

Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ thực tiễn ...

Upload: phamhuy_88nd

📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 467
Lượt tải: 16

Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực ...

Upload: lamlh

📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 501
Lượt tải: 16

Chế độ pháp lý về hợp đồng tín dụng ngắn hạn ...

Upload: tuan_7924

📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 597
Lượt tải: 19

Chế độ pháp lý về hợp đồng tín dụng ngắn hạn ...

Upload: thunnh

📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 628
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng

Upload: docaoson14

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 337
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Luật
Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng [FONT=Times New Roman]NỘI DUNG [FONT=Times New Roman]Có những nét tương đồng rất cơ bản giữa Việt Nam và các nước theo văn hoá pháp lý romano - germanic trong việc xây dựng chế độ pháp lý về hợp đồng và, nói riêng, các giải pháp cho bài toán về doc Đăng bởi
5 stars - 229326 reviews
Thông tin tài liệu 10 trang Đăng bởi: docaoson14 - 06/04/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 06/04/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng