Mã tài liệu: 296196
Số trang: 89
Định dạng: zip
Dung lượng file: 994 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
1. Mục tiêu và nội dung của Đề tài
- Đề tài nhằm nghiên cứu tác động của yếu tố phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, đề tài mong muốn sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan địa phương và những ai quan tâm có cách nhìn tổng thể và sâu sắc vai trò của yếu tố phong tục tập quán và các giải pháp có thể phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng dân tộc có số dân đứng thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Yếu tố phong tục tập quán ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer thông qua các mặt sau:
• Quan niệm về sản xuất và cuộc sống
• Chi phí nông hộ trong hoạt động sản xuất, chi tiêu và lễ hội
• Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật trong cộng đồng Khmer
• Tiếp cận với nguồn vốn
• Khả năng thích ứng trước những thay đổi về thị trường, kỹ thuật trong sản xuất
• Tính cộng đồng và mối quan hệ của họ trong sản xuất và đời sống và sự liên kết giữa họ với cộng đồng khác
• Yếu tố giới trong đời sống người Khmer
- Những giải pháp có thể phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer
2. Kết quả
- Kết quả khoa học (những đóng góp của đề tài, các công trình khoa học
công bố):
Một báo cáo khoa học cho thấy sự tác động của yếu tố phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng và những giải pháp có thể phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer thông qua việc tác động vào các yếu tố phong tục tập quán. Báo cáo này sẽ được đăng trên tạp chí khoa học của trường Đại học Cần Thơ và phạm vi rộng hơn nếu có thể.
- Kết quả nâng cao tiềm lực khoa học (nâng cao trình độ cán bộ và tăng
cường trang thiết bị cho đơn vị):
Đề tài là cơ hội giúp cán bộ nghiên cứu nâng cao năng lực về chuyên môn cũng như bổ sung kiến thức về cộng đồng người Khmer ở nhiều khía cạnh khác nhau như: văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán. Đây là cơ sở cho những đề tài nghiên cứu sâu hơn về cộng đồng này trong thời gian tới.
3. Tình hình sử dụng kinh phí
TT Nội dung Kinh phí (1000VNĐ)
1 Nhập số liệu 960
2 Xử lý số liệu 750
3 Viết báo cáo PRA 1.800
4 Viết báo cáo 2.000
5 Viết báo cáo tổng hợp 1.000
6 Văn phòng phẩm, photocopy 1.390
7 Quản lý phí 4.000
Tổng 11.900
Mục lục
Trang
Chương I: Giới thiệu ...01
Lý do chọn đề tài ....01
Chương II: Phương pháp nghiên cứu ....04
1. Cách tiếp cận 04
1.1. Lý thuyết tiếp cận hệ thống ..04
1.2. Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý .05
1.3. Tiếp cận dưới góc độ lối sống ...05
2. Khung lý thuyết nghiên cứu ..06
3. Địa bàn nghiên cứu 07
3.1. Một số nét về địa bàn nghiên cứu ..07
3.2. Tính đại diện của địa bàn nghiên cứu .08
4. Phương pháp thu thập thông tin và phân tích số liệu ....09
4.1. Phương pháp thu thập thông tin 09
4.2. Các chỉ tiêu thu thập ...09
4.3. Phương pháp phân tích số liệu ..09
Chương III: Kết quả và thảo luận 10
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng 10
2. Một số mô tả về mẫu nghiên cứu ....11
3. Hiện trạng kinh tế - xã hội và tác động của phong tục tập quán đến sự
phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer .13
3.1. Quan niệm về sản xuất và cuộc sống 13
3.1.1. Hiện trạng sản xuất và đời sống 13
3.1.2. Quan niệm về cuộc sống .16
3.2. Chi phí nông hộ trong hoạt động sản xuất, chi tiêu và lễ hội .19
3.3. Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật trong cộng đồng
người Khmer ... 24
3.4. Khả năng tiếp cận với nguồn vốn ...29
3.5. Khả năng thích ứng trước những thay đổi về thị trường, kỹ thuật
trong sản xuất ...35
3.6. Yếu tố giới trong đời sống người Khmer .39
3.6.1. Hoạt động sản xuất 39
3.6.2. Công việc gia đình 40
3.6.3. Hoạt động xã hội ...41
3.6.4. Quyền quyết định ..42
3.7. Tính cộng đồng và mối quan hệ của người Khmer trong sản xuất,
đời sống và mối liên kết của họ với cộng đồng khác ...45
Chương IV: Kết luận và kiến nghị ....50
1. Kết luận ...50
2. Kiến nghị 52
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế mang tính chiến lược trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước. Đây là khu vực trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản hàng hoá của cả nước, đồng thời khu vực này giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lương thực quốc gia.
Việc phát triển kinh tế ĐBSCL, do vậy, là nhiệm vụ hết sức quan trọng và đã nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước. Phát triển kinh tế ĐBSCL cũng đồng thời với quá trình nâng cao đời sống của những cộng đồng cư dân ở đây, đặc biệt là đồng bào người dân tộc.
Với số dân đứng thứ hai khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Khmer đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng. Bên cạnh đó, cộng đồng dân tộc Khmer còn có đời sống văn hoá tinh thần, phong tục tập quán rất phong phú và độc đáo.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội tại một số địa phương có người Khmer sinh sống như Sóc Trăng, Trà Vinh vẫn còn chậm so với mặt bằng chung của vùng. Ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,85%, người Hoa chiếm 5,86% . Thực tế ở Sóc Trăng cho thấy địa bàn người Khmer cư trú tập trung chiếm 51,53% dân số là vùng sâu, vùng xa gồm 52 xã thuộc vùng III, vùng đặc biệt khó khăn . Ở đây kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp, giao thông đi lại khó khăn, các công trình thuỷ lợi, điện, nước sạch, trường học, trạm xá, trạm và các dịch vụ khác rất thấp kém. Trình độ học vấn còn quá thấp, tỷ lệ thất học và mù chữ cao.
Mặc dù các cấp chính quyền đã có những sự quan tâm đầu tư thích đáng ở các khu vực này nhưng trên thực tế hiệu quả các chương trình cũng như thực trạng đời sống người Khmer vẫn chưa được cải thiện nhiều. Và người Khmer vẫn là cộng đồng tương đối chậm phát triển về nhiều mặt của đời sống trong tương quan với cộng đồng dân cư còn lại như người Kinh, người Hoa. Điều này thể hiện ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp, trình độ văn hoá chưa cao, đồng thời đây là cộng đồng có tỷ lệ nghèo đói cao nhất ĐBSCL hiện nay. Cụ thể, năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Sóc Trăng theo tiêu chí mới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là 30,75% trong đó hộ người Khmer chiếm 42,92%. Năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm xuống còn 28% nhưng số hộ Khmer nghèo vẫn khá cao 42,15% .
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về cộng đồng người Khmer đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan nghiên cứu cũng như các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như: văn hoá học, dân tộc học, lịch sử, văn học, kiến trúc, tôn giáo, kinh tế, xã hội.
Đề tài nghiên cứu “Người Khmer tỉnh Cửu Long” đi sâu tìm hiểu một số nét về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục, văn học nghệ thuật, truyền thống đoàn kết Việt - Khmer của người Khmer tỉnh Cửu Long cũ, nay là tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Trường Lưu với công trình “Văn hoá người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long” trình bày rất phong phú về yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, văn học, các loại hình nghệ thuật đặc sắc của người Khmer đồng bằng. Các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer được trình bày rất cụ thể qua công trình song ngữ “Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ”
Các loại hình sân khấu, nghệ thuật truyền thống của người Khmer cũng được quan tâm nghiên cứu trong đề tài “Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ” . Những nét văn hoá truyền thống về nhà ở, trang phục, ăn uống, giao tiếp của người Khmer được Phan Thị Yến Tuyết tìm hiểu trong công trình nghiên cứu “Nhà ở - Trang phục – Ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long” . Tiếp đó Nguyễn Mạnh Cường cũng có một nghiên cứu khái quát về nhiều mặt của đời sống người Khmer Nam Bộ như tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội, các yếu tố văn hoá vật thể, phi vật thể, ....
Công trình nghiên cứu “Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng” ghi nhận hiện trạng vấn đề dân tộc, tôn giáo của người Kinh, người Khmer, người Hoa ở Sóc Trăng. Công trình được thực hiện dưới dạng tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu nên phần nào phản ánh sự phong phú của cách tiếp cận dân tộc học, tôn giáo, văn hoá. Nhưng cũng vì vậy công trình chưa có sự gắn kết của các góc độ tiếp cận nhằm giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và hoàn chỉnh về các cộng đồng dân tộc ở Sóc Trăng.
Nghiên cứu của Ngô Văn Lệ và Nguyễn Văn Tiệp đã phản ánh rất cụ thể hiện trạng đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng người Khmer ở Sóc Trăng. Đề tài cũng phân tích một số vấn đề trong đời sống của người Khmer nhưng cách tiếp cận chủ yếu từ góc độ nghiên cứu đánh giá nghèo đói. Các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán chưa được xem như là các chỉ báo tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội. Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài viết về người Khmer của nhiều tác giả được đăng trên các tạp chí, báo.
Những công trình trên đã góp phần cung cấp cho chúng ta một cái nhìn về cộng đồng người Khmer ở các địa phương của đồng bằng sông Cửu Long từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc tiếp cận với cộng đồng người Khmer ở góc độ nghiên cứu tổng thể, có sự liên kết nhiều yếu tố để đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh và sâu sắc về người Khmer vẫn là công việc còn bỏ ngõ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 215
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 240
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16