Mã tài liệu: 296964
Số trang: 166
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,785 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
MỤC LỤC
Trang
Mở Đầu................1
Chương 1: Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống và nghệ thuật hát Mới............................................................................................14
1.1 Những đặc điểm, đặc trưng cơ bản của tiếng Việt trong nói và hát..14
1.2 Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống...27
1.3 Tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới.............59
Chương 2: Một số giải pháp, ứng dụng và bài tập góp phần nâng cao chất
lượng hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát ..83
2.1 Một số giải pháp, ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng hát tiếng Việt...84
2.2 Một số bài tập nhằm góp phần nâng cao chất lượng hát tiếng Việt...112
Kết luận.....123
Tài liệu tham khảo.......................128
Phụ lục
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hàng ngàn năm bị đô hộ, với ý chí tự lập, tự cường rất cao của người Việt nam nên chúng ta vẫn giữ được truyền thống văn hoá mang bản sắc riêng của mình. Duy trì tính đa dạng văn hoá cũng là sự bảo tồn và duy trì bản sắc dân tộc. Vấn đề khai thác và phát triển, bảo tồn và phát huy vốn âm nhạc truyền thống đang là mục tiêu xây dựng một nền âm nhạc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Việc nâng cao chất lượng hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới là nhiệm vụ quan trọng và cần làm. Xây dựng và phát triển nền thanh nhạc Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở nền thanh nhạc do cha ông ta để lại đến ngày nay, kết hợp với sự tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo kỹ thuật thanh nhạc kinh điển thế giới làm cho sức biểu hiện của tiếng hát Việt nam ngày càng đẹp hơn, hay hơn.
Ngôn ngữ - khởi nguồn của văn hoá biểu cảm là cầu nối giữa người với người và thế giới xung quanh. Cùng với quá trình phát triển của kinh tế, khoa học, kỹ thuật và mối quan hệ xã hội, ngôn ngữ cũng đa dạng và phát triển theo để đáp ứng những nhu cầu bức thiết của quá trình này. Tuy nhiên ngôn ngữ không chỉ dừng lại với vai trò giao tiếp mà nó còn là phương tiện sáng tạo của nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng, thi cađặc biệt là ca hát. Do chịu sự tác động trực tiếp của đời sống nên ngôn ngữ mang đậm sắc thái vùng miền. Chính sắc thái vùng miền này đã định hình thành phong cách mang dấu ấn của từng vùng văn hoá. Sự khác biệt giữa các vùng ca hát xuất phát từ ngôn ngữ, từ cáchphát âm của vùng miền. Ta có thể thấy rõ điều đó ở các vùng ca hát dân gian truyền thống của Việt Nam.
Ca hát là nghệ thuật luôn gắn liền với ngôn ngữ. Ngôn ngữ nào cũng có nghệ thuật ca hát riêng, phù hợp với ngôn ngữ đó.Với 54 dân tộc anh em, nghệ thuật ca hát truyền thống rất phong phú về số lượng, đa dạng về ngôn ngữ và phong cách thể hiện độc đáo. Mỗi bộ môn nghệ thuật trong ca hát truyền thống, lại có phong cách, màu sắc, những ứng xử về ngôn ngữ rất riêng, mang tính tư duy và thẩm mỹ độc lập.
Từ nền tảng kiến thức thu lượm từ các giáo sư, các thày và đồng nghiệp trong và ngoài khoa thanh nhạc Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam cùng những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn giảng dạy và biểu diễn, tác giả luận án thấy rằng việc hiểu rõ tiếng Việt (nắm rõ đặc điểm, đặc trưng, quá trình đóng, mở và cấu trúc âm thanh của ngôn ngữ tiếng Việt) cũng như các đặc điểm, đặc trưng của nghệ thuật ca hát truyền thống (nghệ thuật xuất thân và là sản phẩm của tiếng Việt) là cơ sở tốt để ứng dụng vào hát Mới mang lại hiệu quả trong việc Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới.
Trước đây đã có các giáo sư, các nhà sư phạm hàng đầu của nghệ thuật thanh nhạc như PGS-NSND Mai Khanh, PGS-NSND Nguyễn Trung Kiên, PGS- NGƯT Lô Thanh, NGƯT Hồ Mộ Lađề cập tới những vấn đề về phương pháp sư phạm, kỹ thuật, lịch sử thanh nhạcNhững vấn đề xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trong thanh nhạc cũng đã được đề cập tới trong các bài báo và các luận văn thạc sĩ của Ths.Vũ Diệu Linh, Ths.Võ văn Lý, TS.Trương Ngọc Thắng song chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này. Đây là lý do chính để luận án của chúng tôi chọn đề tài Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới với hy vọng bổ sung thêm cho giáo trình giảng dạy thanh nhạc giúp cải thiện một số hạn chế trong hát tiếng Việt.
Năm 1956 trường Âm nhạc Việt Nam được thành lập tại Hà Nội và chuyên ngành thanh nhạc đã được đưa vào giảng dạy chính khoá. Có thể coi đây là cột mốc lịch sử, đánh dấu sự khởi đầu của sự nghiệp đào tạo nền thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam.
Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, nghệ thuật thanh nhạc Việt nam đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào trên cả 2 lĩnh vực đào tạo và biểu diễn: Chuyên ngành thanh nhạc đã được đưa vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp ở nước ta như: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt nam, Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc Huế, trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội, trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW, các trường Cao đẳng và Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật các địa phương, các khoa âm nhạc của các trường đại học Chúng ta đã đào tạo được nhiều thế hệ nghệ sĩ và ca sĩ xuất sắc mà bằng tài năng của mình họ đã làm rạng danh cho nền ca hát Việt nam.
Chúng tôi xin điểm qua đôi nét về những chặng đường phát triển củathanh nhạc Việt Nam.
Phong trào Tân Nhạc (nhạc Mới) ra đời từ cuối những năm 30 (thế kỷ XX) do đòi hỏi của xã hội Việt Nam lúc đó và sớm trở thành trào lưu vào các năm trước Cách mạng tháng Tám (còn gọi là nhạc Tiền Chiến). Phong trào cách tân rất mạnh thể hiện ở những thay đổi trong đời sống xã hội (cắt bỏ búi tóc củ hành, cạo răng trắng, đàn bà bỏ váy mặc quần) cũng như thay đổi trong đời sống văn hoá nghệ thuật: Từ hò, xừ, xang, xê, cống chuyển sang đô, rê, mi, pha, son. Từ thẩm mỹ nghe đơn thanh chuyển sang thẩm mỹ nghe đa thanh. Từ thói quen nghe hát bạch thanh, giọng thật với các kỹ thuật hát thuần Việt như rung, luyến, đổ hột... chuyển sang nghe hát giọng pha theo cách hát du nhập của phương Tây (lối hát cộng minh mở rộng âm thanh và mở rộng tầm cữ giọng). Tân Nhạc ra đời đòi hỏi phải có ca hát thích hợp để diễn đạt nó, vì vậy hát Mới ra đời. Quá
19
trình hình thành và phát triển của nghệ thuật hát Mới gắn liền với tiến trình hình thành và phát triển của sáng tác âm nhạc . Sáng tác âm nhạc (hình thức, thể loại, ngôn ngữ, nội dung biểu cảm...) càng phát triển, càng phong phú và đa dạng bao nhiêu thì càng đặt ra cho ca hát nhiều thách thức bấy nhiêu. Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ do đặc điểm phát triển của sáng tác và sự tác động cũng như đòi hỏi của thực tiễn đời sống nên nghệ thuật ca hát hình thành, thay đổi, phát triển và trưởng thành theo. Quá trình hình thành và phát triển của hát Mới có thể chia làm
4 giai đoạn:
Giai đoạn một (1938 - 1945): Cùng với sự hình thành và phát triển Tân Nhạc, hát Mới ra đời. Ca hát giai đoạn này phát triển mang tính tự phát có những giọng hát nổi tiếng đại diện như: Mai Khanh, Thương Huyền, Ngọc Bảo, Minh Trang, Minh Đỗ... Và phần lớn ca khúc lúc này đều phản ánh tâm sự cá nhân, tình yêu đôi lứa. Giai đoạn này ca hát chỉ dừng ở hát giọng thật còn gọi là hát bạch thanh hay hát bản năng.
Tân Nhạc (hát Mới) thời kỳ đầu chưa được thể hiện bằng phương pháp thanh nhạc có hệ thống, cụ thể và khoa học, chưa được rèn luyện một cách chuyên nghiệp và bài bản. Ca sĩ thời kỳ đầu xuất hiện cùng phong trào “nhạc Tây lời ta”, phần lớn đều là các nghệ sĩ của sân khấu cải lương như Kim Thoa, Ái Liên, Năm Châu, Kim Tiêu... Cùng với bài hát “Tây lời ta”, những bài hát hướng đạo sinh, những bản hành khúc và dân ca Pháp, cùng những giọng hát của các ca sĩ Pháp đã có ảnh hưởng tác động trực tiếp tới sự ra đời của hát Mới.
Giai đoạn hai (1945 - 1954): Giai đoạn phát triển rực rỡ của âm nhạc cách mạng với những tác phẩm lớn cho đến nay vẫn được lấy làm mẫu mực cho sáng tác ca khúc và nghệ thuật thanh nhạc ở thể loại thính phòng như Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Sông Lô (Văn Cao), Du Kích Sông Thao (Đỗ Nhuận), Trường chinh ca (Lương Ngọc Trác)... Giai đoạn này vì những lý do khách quan: sáng tác âm nhạc ra đời chưa lâu, tình hình đất nước đang trong giai đoạntrường kỳ kháng chiến, tư duy nghệ thuật còn sơ khai, nên ca hát vẫn hát giọngthật, bạch thanh nhưng đã gần hơn với nghệ thuật ca hát chuyên nghiệp.
Giai đoạn ba (1956 - Trường Âm nhạc Việt Nam ra đời - 1975): Giai đoạn phát triển cao của sáng tác âm nhạc - giai đoạn âm nhạc chuyên nghiệp phát triển, trong đó có hát chuyên nghiệp cũng từng bước phát triển theo những chuẩn mực quốc tế, lấy phương pháp thanh nhạc nước ngoài, chủ yếu từ một số nước Đông Âu hay còn gọi là nghệ thuật hát Đẹp - Bel canto hay nghệ thuật hát Mở (sinh ra từ ngôn ngữ đơn thanh, đa âm tiết. Phương pháp hát cộng minh có âm vang lớn, miệng mở rộng (khẩu hình lớn), tạo sự đồng nhất các nguyên âm. Lấy hơi, nén hơi, phối hợp các hộp vang đầu và ngực, khuếch đại âm thanh) làm nền tảng.
Xuất phát từ mục tiêu Dân tộc, Khoa học, Đại chúng (đề cương văn hoá của Đảng - 1943) và với chủ trương tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, nhà nước đã thực sự quan tâm nhằm đẩy mạnh và nâng cao tính chuyên nghiệp cho các loại hình nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng. Cùng với các lớp đào tạo tại chỗ do chuyên gia thanh nhạc đến từ các nước XHCN, Bộ văn hoá đã cử nhiều giọng hát có triển vọng ra nước ngoài học tập theo chế độ lưu học sinh và thực tập sinh tại các nhạc viện có uy tín như:
- Liên-xô (cũ): PGS-NSND Mai Khanh (thực tập), PGS-NSND Trung Kiên, NGƯT Mộ La, NSƯT Quang Hưng, NGƯT Thuý Huyền (thực tập), NS Dương Phú, NS Thanh Trì, NS Kiều Hưng, NSND Lê Dung (thực tập)
- Bun-ga-ri: NSND Quý Dương (thực tập), NSND Trần Hiếu (thực tập), NSND Tường Vy, PGS-NGƯT Lô Thanh, NSƯT Quốc Trụ, NSƯT Gia Hội (thực tập), NGƯT Diệu Thuý (thực tập), NSƯT Quang Phác, NSƯT Thanh Đính, NS Kim Oanh, NS Tâm Trừng, NSƯT Anh Đào, NS Gia Khánh
- Trung Quốc: PGS-NSND Mai Khanh, PGS-NGƯT Lô Thanh...
Hung-ga-ri : NSND Quốc Hương, NSƯT Kim Định (thực tập), NSƯT
Đức Lộc (thực tập), NS Trần Thụ...
Hát Mới được đào tạo có bài bản giúp nền âm nhạc Việt Nam non trẻ có được những gương mặt mới, tài năng mới, từng bước xây dựng nên nền âm nhạc chuyên nghiệp. Nhiều thế hệ ca sĩ, nghệ sĩ tài năng, ứng dụng linh hoạt và sáng tạo nghệ thuật hát Bel canto không chỉ đóng góp xây dựng nên sân khấu ca kịch VN mà còn có những đóng góp xuất sắc xây dựng nền âm nhạc cách mạng. Những bài ca hùng tráng, những ca khúc trữ tình giàu chất lạc quan, những ca khúc đượm chất dân ca nhưng gần gũi với ngôn ngữ biểu cảm của Bel canto đã được thể hiện bởi các giọng hát tài năng và được đào tạo chính quy của nhiều thế hệ nghệ sĩ như Mai Khanh, Quốc Hương, Quý Dương, Trần Hiếu, Trung Kiên, Quang Hưng, Tường Vi, Thanh Huyền, Tuyết Thanh, Bích Liên, Quang Thọ, Thuý Hà, Lê Dung... đã vang lên và trở thành những bài ca có sức sống mãnh liệt, đóng góp tích cực và có hiệu quả trong các cuộc chiến tranh cứu nước và công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Các tác phẩm thanh nhạc sáng tác trong giai đoạn này đã đóng vai trò định hướng cho ca hát chuyên nghiệp phát triển. Tuy nhiên ca hát chuyên nghiệp cũng mới được tiếp cận với phương pháp thanh nhạc Bel canto. Vì vậy, nhìn chung phương pháp hát Mới chưa giải quyết được sự kết hợp hài hoà giữa tiêu chí âm thanh và lời hát (giai đoạn này, đào tạo thanh nhạc chủ yếu ở trình độ trung cấp và một phần nhỏ ở trình độ đại học). Trong bối cảnh này, tại các trường và các trung tâm đào tạo cũng như trong thực tế biểu diễn, tiêu chí âm thanh vang, khoẻ được quan tâm nhiều hơn tiêu chí hát rõ lời, do vậy đã có một số ca sĩ chỉ chú ý đến âm thanh “tròn vành” nhưng không “rõ chữ” và đã bị dư luận phê phán. Một phần nữa, trong giai đoạn này hệ thống kỹ thuật âm thanh ở các sân khấu biểu diễn và các phòng thu âm còn lạc hậu, nên người hát không có kỹ thuật phát âmnhả chữ tốt sẽ bộc lộ rõ những khiếm khuyết của mình, cộng thêm những nhược điểm trong sáng tác thanh nhạc gây khó khăn, hạn chế không ít cho người hát trong việc thực hiện tiêu chí hát rõ lời.
Giai đoạn thứ tư (1975 đến nay - giai đoạn hoà nhập của âm nhạc Nam - Bắc): Là giai đoạn phát triển đa dạng của hát Mới. Nhạc nhẹ được gọi là nhạc trẻ (nhạc giải trí) như luồng gió mới tràn vào nước ta và được phát triển rầm rộ. 15 năm đầu của giai đoạn này có thể được coi là giai đoạn khó khăn, chao đảo của dòng nhạc thính phòng và ca khúc cách mạng. Với cách hát tự nhiên, nhả chữ gần gũi với tiếng Việt, đa dạng phong cách, vì giữ được âm sắc nguyên bản của giọng nói (ở phương pháp hát Bel canto thực sự còn có khoảng cách) nhạc trẻ đã lấn lướt và được quần chúng nồng nhiệt đón nhận.
Nhưng nghệ thuật hát Đẹp - Bel canto cùng với sức sống mãnh liệt của ca khúc cách mạng, những ca khúc có tính sáng tạo và có nội dung sâu sắc nên nghệ thuật hát Bel canto đã dần lấy lại vị trí của mình và trở thành một trong ba dòng hát chính ở Việt Nam:
- Dòng ca hát thính phòng.
- Dòng ca hát theo phong cách dân gian.
- Dòng ca hát nhạc nhẹ.
Mặc dù được chia làm 3 dòng và trở thành tiêu chí của các cuộc thi hát chuyên nghiệp từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước và những năm sau này, phương pháp hát Bel canto đã và đang có những ảnh hưởng tốt, nâng cao chất lượng ca hát cho cả ba dòng và còn tác động đến nhiều khu vực ca hát truyền thống khác. Mỗi dòng đều có những đại diện xuất sắc, nhưng ở mỗi dòng đều có những vấn đề nảy sinh mà trong nhiều năm các thế hệ đi trước giàu tài năng, kinh nghiệm vẫn trăn trở, nghiên cứu, suy nghĩ và tìm biện pháp khắc phục: “tròn vành” nhưng không “rõ chữ”. Có nghĩa là phần nào đánh mất bản sắc của tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới.
Việt nam với 54 dân tộc anh em, được thừa hưởng một kho tàng âm nhạc dân gian phong phú, một nền kỹ thuật thanh nhạc dân tộc đa dạng, độc đáo và đạt trình độ thẩm mỹ cao.Việc tiếp thu, học tập tinh hoa trong kho tàng nghệ thuật ca hát truyền thống của nhân dân ta về kỹ thuật thanh nhạc dân tộc, xử lý ngôn ngữ tiếng Việt một cách linh hoạt, tinh tế, nhả chữ sao cho vang, rền, nền, nảy đạt yêu cầu tròn vành, rõ chữ, hát tiếng nào ra tiếng nấy, rõ tiếng một; đồng thời kết hợp với những kỹ thuật thanh nhạc hát Bel canto là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết nhằm Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới.
Từ khi hình thành và phát triển hát Mới sử dụng tiếng Việt phổ thông -giọng Bắc (lấy chuẩn là giọng Hà Nội) làm cơ sở và trở thành tiêu chí của nghệ thuật hát Mới. Cũng như hát Cải lương hay, phải hát đúng giọng Nam bộ. Ca Huế hay, phải phát âm đúng giọng Huế. Hát Chèo, hát Quan Họ hay, phải hát bằng giọng Bắc. Một số ca khúc viết theo phong cách dân gian, mang đậm ngôn ngữ địa phương, người hát khi trình bày đòi hỏi phải hát rõ phong cách hoặc phát âm theo tiếng địa phương. Những sáng tác mang phong cách hiện đại, người hát lại hát bằng giọng địa phương, sẽ không phù hợp với tai nghe, thẩm mỹ của người nghe.Vì vậy muốn hát tốt, hát chuẩn tiếng Việt cần luyện phát âm chuẩn tiếng Việt phổ thông.
Hát Mới lấy nghệ thuật hát Đẹp - Bel canto làm cơ sở đào tạo, biểu diễn và làm tiêu chí đánh giá mức độ chuyên nghiệp, cũng như thẩm mỹ âm thanh suốt gần 60 năm qua, đã đạt được những thành công nhất định và cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn chính nẩy sinh từ tiếng Việt, đa thanh, đơn âm, âm đóng nhiều hơn âm mở và những đặc thù rất riêng của ca hát thuần Việt. Vì vậy, nếu không nắm vững quy luật, cấu trúc và phát âm tiếng Việt, người hát sẽ mắc lỗi không rõ lời hoặc đánh mất những yếu tố đặc trưng mang tính thuần Việt như rung, luyến, láy... giọng hát trở nên cứng, đuỗn, vô hồn.
Nghệ thuật Bel canto - nghệ thuật hát Mới nếu người hát vận dụng một cách máy móc, thiếu sáng tạo vào hát tiếng Việt sẽ “tròn vành” nhưng không “rõ chữ”. Vì mở rộng âm vang và tầm cữ giọng nhưng quá trình đóng, mở, kết thúc từ không giữ được những yếu tố cơ bản của tiếng Việt (trái với tai nghe, thẩm mỹ truyền thống). Người hát có thể hát rất tốt khi biểu diễn tác phẩm thanh nhạc nước ngoài nhưng hát không hay hoặc không thích hát ca khúc tiếng Việt.
Trong quá trình hình thành và phát triển của hát Mới nhiều thế hệ nghệ sĩ, giảng viên khoa thanh nhạc đã có nhiều sáng tạo, vận dụng nghệ thuật hát Bel canto vào hát tiếng Việt, đóng góp một phần thành công không nhỏ trong đào tạo và biểu diễn những tác phẩm thanh nhạc Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ - giảng viên đã rất thành công trong đào tạo và biểu diễn. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi phương pháp hát khác nhau. Cũng không ít những giọng hát có triển vọng, được đào tạo bài bản, chính qui ở trong nước cũng như ở nước ngoài nhưng thể hiện bài hát Việt Nam không đạt được kết quả như mong muốn, bởi nhiều lý do: Kỹ thuật Bel canto tốt nhưng đóng, mở từ không hợp lý, hoặc mở quá hát không rõ lời, hoặc khép quá hát không có âm thanh, khô, vụn, vận dụng cứng nhắc, máy móc, “tròn vành” nhưng “không rõ chữ”... có nghĩa là phần nào đánh mất bản sắc của tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới.
Sáng tác cho thanh nhạc lúc này không còn đóng vai trò định hướng cho nghệ thuật hát Mới nói chung, thậm chí trong lĩnh vực sáng tác nhạc nhẹ bị lai căng, pha tạp, đạo nhạc, chạy theo thị hiếu hoặc những sáng tác mang âm hưởng dân tộc vàng vọt, “sến”, thẩm mỹ thấp.
Kỹ thuật về âm thanh phát triển rất mạnh ở cả nơi biểu diễn và trong phòng thu âm tạo cho ca sĩ nhưng điều kiện mới vừa tích cực, vừa tiêu cực (hát “nhép” tràn lan). Tác phẩm cho hát thính phòng hầu như vắng bóng. Tuy nhiên trong đào tạo hát Mới vẫn có những kết quả, những cố gắng mới và những điều kiện mới đó là những kết quả mở rộng giao lưu văn hoá và hội nhập. Dòng thínhphòng đã có những kết quả đáng khích lệ. Ca hát cách mạng cũng từng bước được hồi phục. Tiêu chí hát tốt tiếng Việt trong đào tạo vẫn tiếp tục được quan tâm nhưng đã có những thay đổi không còn bức bách như trước. Song, yêu cầu chuẩn hoá những qui trình đào tạo là rất cần thiết và nâng cao chất lượng là điều sống còn trong nhà trường và các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp.
2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
- Luận án dựa trên những nghiên cứu về những đặc trưng, qui luật cơ bản của cấu âm tiếng Việt làm cơ sở lý luận để tiếp tục nghiên cứu phương pháp xử lý ngôn ngữ khôn khéo, tinh tế trong nghệ thuật ca hát truyền thống.
- Nghiên cứu phương pháp xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trong dân gian và một số nghệ thuật ca hát chuyên nghiệp thuần Việt tiêu biểu gần gũi với tiếng Việt phổ thông, có ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật ca hát Mới như: Ngâm thơ, Hát ru, Dân ca, Ca trù, hát Chèo, hát Tuồng để tìm ra biện pháp phù hợp, ứng dụng vào đào tạo, giảng dạy thanh nhạc kết hợp giữa kỹ thuật phát âm, nhả chữ truyền thống với kỹ thuật mở rộng âm thanh của nghệ thuật hát Mới nhằm tròn vành rõ chữ, rõ tiếng một mà vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ tiếng Việt, truyền đạt rõ ràng, đầy đủ thông tin chứa đựng trong ca từ tới người nghe, khán giả, đạt được tiêu chí hát đẹp, hát hay.
3. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài
* Phương pháp nghiên cứu:
Các dữ liệu được trình bày theo các phương pháp chính: so sánh, phân tích, qui nạp kết hợp với kinh nghiệm thực tế giảng dạy, nêu các dẫn chứng, ví dụ, tài liệu bằng CD, bản phổ minh hoạ để đi đến kết luận, tổng hợp những vấn đề được nêu ra.
* Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành đề tài, luận án dựa trên những
nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu Âm nhạc Dân tộctrong và ngoài nước, các nghệ nhân Chèo, Tuồng, Ca trù, các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Việt và các nhà sư phạm trong và ngoài nước. Các công trình khoa học của các giáo sư, nghệ sĩ được công bố là những tài liệu bổ ích tham khảo cho luận án như: Mai Ngọc Chừ - Tiếng Việt và sự tròn vành rõ chữ của tiếng hát dân tộc ; Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Thanh Lan - Cơ sở tiếng Việt ; Nhiều tác giả - Đặc khảo Ca trù Việt Nam ; Bùi Đức Hạnh - 150 làn điệu chèo cổ ; Phạm Đình Hổ - Vũ Trung Tuỳ Bút ; Hoàng Kiều - Thanh điệu tiếng Việt và Âm nhạc cổ truyền ; Tạ Hải Bảo Vương - Các loại giọng hát ở Châu Âu và Châu Á ; Richard Miller - The Structure of singing( System and art in vocal technique) ; Re Koster - Common sense of singing
Đề tài Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới là công trình nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam về cách xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống, kết hợp với kỹ thuật hát Mới vận dụng vào tác phẩm thanh nhạc tiếng Việt để có được âm thanh theo yêu cầu mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc của tiếng Việt, không bị biến dạng, sai nghĩa của từ, đảm bảo tròn vành rõ chữVới mong muốn góp phần nhỏ bé vào công tác đào tạo thanh nhạc nói riêng và công tác nghiên cứu lý luận, sáng tác và biểu diễn nghệ thuật ca hát nói chung.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tìm hiểu cách xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống để vận dụng vào công tác đào tạo thanh nhạc giúp người hát:
+ Sửa những khuyết tật về phát âm. Xác định được vị trí âm thanh. Cảm nhận được màu âm các nguyên âm của từng thể loại ca hát truyền thống, màu âm của vùng miền.
+ Nhả chữ tiếng nào ra tiếng nấy, nhấn nhá vào từng từ, hát tiếng trước
không trùng tiếng sau, mở tiếng, đóng tiếng gọn, đạt tiêu chí “tròn vành rõ chữ”.
Nhả chữ không làm biến dạng, sai nghĩa của từ mất đi bản sắc dân tộc của ngôn ngữ, giữ được chất tự nhiên của giọng hát.
- Đề xuất một số mẫu âm mới, sửa những phát âm chưa chuẩn góp phần đào tạo những ca sĩ biểu diễn các tác phẩm thanh nhạc tiếng Việt đạt yêu cầu về kỹ thuật, không làm mất đi bản sắc dân tộc của ngôn ngữ tiếng Việt.
- Nắm vững qui luật phát âm và đặc trưng cơ bản của ngữ âm tiếng Việt, xử lý một cách linh hoạt, vận dụng cụ thể từng tác phẩm thanh nhạc tiếng Việt trong và ngoài giáo trình trung cấp và đại học thanh nhạc.
- Giáo dục học sinh, sinh viên thanh nhạc ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy vốn nghệ thuật ca hát truyền thống.
- Làm tài liệu tham khảo cho sáng tác thanh nhạc
- Có tính ứng dụng trong đào tạo, biểu diễn trong nhà trường cũng như
trên sân khấu ca hát.
5. Bố cục luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu, 2 chương, phần kết luận, phụ lục và tài liệutham khảo
Chương I: Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống và nghệ thuật hát Mới
Chương II: Một số giải pháp, ứng dụng và bài tập góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 7
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 166
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16