Mã tài liệu: 248476
Số trang: 31
Định dạng: doc
Dung lượng file: 575 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật viễn thông
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn viễn thông quân đội:
1.1.1 Những mốc son lịch sử :
- Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, yêu cầu nhiệm vụ quân đội có sự điều chỉnh nhiệm vụ, trong đó bên cạnh nhiệm vụ SSCĐ, phải đồng thời thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh.
- Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, ngày 1 tháng 6 năm 1989 Đồng chí Võ Văn Kiệt - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký nghị định số 58/HĐBT thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin trực thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, Bộ Quốc phòng. Đây là dấu son lịch sử đánh dấu sự ra đời, và ngày 01/6 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
- Nội dung Quyết định nêu: Tổng công ty do Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, thuộc Bộ Quốc phòng được uỷ quyền quản lý; là đơn vị SXKD, hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập; có tư cách pháp nhân. Quyền hạn: được mở tài khoản ở ngân hàng, trực tiếp ký hợp đồng kinh tế về sản xuất, gia công, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu; liên doanh với các cơ quan trong và ngoài nước theo chế độ chính sách, pháp luật Nhà nước; dùng con dấu riêng để giao dịch.
- Ngày đầu thành lập, tổ chức Tổng Công ty bao gồm 4 xí nghiệp, 2 Công ty trực thuộc và cơ quan Tổng Công ty, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm về điện tử - thiết bị thông tin, khảo sát, thiết kế, xây lắp, sản xuất, sửa chữa khí tài thông tin phục vụ quốc phòng và kinh tế.
+ Ngày 13/7/1993, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 388/HĐBT về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng Công ty được tổ chức lại thành Công ty điện tử thiết bị thông tin.
+ Ngày 27/7/1993, BQP ra quyết định số 336/QĐ-QP (Thứ trưởng Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên ký) thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Điện tử thiết bị thông tin, tên giao dịch là SIGELCO, trụ sở chính tại 16 Cát Linh, Hà Nội.
+ Ngày 14/7/1995, trước yêu cầu phát triển của chiến lược viễn thông quốc gia, được phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 615/QĐ- QP đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin thành Công ty điện tử - viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETEL. (Lúc này cụm chữ chỉ có 01 chữ T). Từ đây danh từ Viettel đã chính thức trở thành tên và thương hiệu doanh nghiệp của Tập đoàn, từng bước để lại dấu ấn ngày càng đậm nét trong ngành bưu chính viễn thông cũng như trong đời sống kinh tế xã hội của cả nước.
+ Ngày 29/4/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 80/2003/QĐ-TTg phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2003-2005.
+ Ngày 28/10/2003, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 262/2003/QĐ-BQP “Đổi tên Công ty Điện tử viễn thông Quân đội thành Công ty Viễn thông Quân đội”, tên giao dịch là VIETTEL.
- Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 27/4/2004, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 51/QĐ-QP (do thứ trưởng BQP, Trung tướng Nguyễn Văn Rinh ký) quyết định từ 01 tháng 7 năm 2004 điều chuyển Công ty Viễn thông Quân đội từ Bộ Tư lệnh Thông tin về trực thuộc Bộ Quốc Phòng với tên gọi Công ty Viễn thông Quân đội tên giao dịch là VIETTEL.
- Ngày 1/6/2004, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, Tập đoàn Viễn thông Quân đội vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng Nhất.
- Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ lĩnh vực viễn thông của nước ta đang phát triển mạnh mẽ, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông ra đời. Công ty Viễn thông Quân đội đã có những bước tiến vượt bậc.
+ Ngày 02/3/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội và ngày 06/4/2005 Bộ Quốc phòng có Quyết định số 45/2005/BQP về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, viết tắt là VIETTEL. Đây là dấu ấn khẳng định bước phát triển mới của Tập đoàn cả về quy mô, năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông (từ Công ty phát triển thành Tổng Công ty).
+ Ngày 14/12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 2079/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là VIETTEL GROUP, viết tắt là VIETTEL. Đây là mốc son khẳng định vị thế, vai trò của Tập đoàn trong lĩnh vực viễn thông, trong khi một lĩnh vực viễn thông mà có 2 Tập đoàn kinh tế và Viettel là Tập đoàn viễn thông đi sau đến 10 năm.
+ Ngày 12/01/2010, tại trụ sở số 01 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội, Viettel đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt Tập đoàn và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba. Đây là dấu ấn khẳng định bước phát triển vượt bậc, một mốc son quan trọng đánh dấu sự lớn mạnh của Viettel cả về quy mô, năng lực và kinh nghiệm. (Mô hình Tập đoàn thí điểm, trực thuộc bộ chủ quản, không có hội đồng quản trị)
1.1.2 Các dấu mốc phát triển các dịch vụ BCVT
Năm 1997: Triển khai dịch vụ Bưu chính.
Năm 2000: Thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài 178, công nghệ VoIP.
Năm 2002: Khai trương dịch vụ Internet.
Năm 2003: Triển khai dịch vụ điện thoại cố định.
Năm 2004: Khai trương dịch vụ Điện thoại Di động.
Năm 2006: Đầu tư sang Căm Pu Chia.
Năm 2007: Đầu tư sang Lào.
Năm 2007: Triển khai dịch vụ Điện thoại cố định không dây.
Năm 2009: Khai trương dịch vụ Metfone tại CamPuChia và dịch vụ Unitel tại
Lào.
Năm 2010: Khai trương dịch vụ 3G.
1.2 Triết lý thương hiệuĐể xác định hướng đi chung cho các hoạt động của doanh nghiệp, Viettel đã xây dựng thương hiệu của riêng mình, tập hợp những phản hồi của khách hàng và sự đáp ứng của Viettel.
“Nhà sáng tạo với trái tim nhân từ ”
1.3 Triết lý kinh doanh- Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.
- Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
- Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, xã hội.
- Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.
- Chân thành với đồng nghiệp, cùng góp sức xây dựng ngôi nhà chung Viettel.
1.4 Các giá trị cốt lõi của văn hóa Viettel Tập đoàn luôn coi vấn đề con người là vấn đề cốt lõi cho sự phát triển của mình. Do đó, Tập đoàn không ngừng quan tâm đến chính sách tuyển dụng, đào tạo, tập huấn cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là nhân viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Đồng thời xây dựng văn hoá ngôi nhà chung Viettel. Tháng 7 năm 2006, Tập đoàn chính thức truyền thông 8 giá trị cốt lõi của văn hóa Viettel bao gồm:
1. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý
2. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
3. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
4. Sáng tạo là sức sống
5. Tư duy hệ thống
6. Kết hợp đông tây
7. Truyền thống và cách làm người lín
8. Viettel là ngôi nhà chung
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 769
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1878
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 1229
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 18