Mã tài liệu: 234101
Số trang: 32
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,523 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật điện - điện tử
Nội dung
1. Mở đầu 2
2. Một số khái niệm cơ bản về công nghệ lò phản ứng hạt nhân .3
3. Lò nước nhẹ áp lực PWR - Pressurized Water Reactor .6
4. Lò nước sôi BWR - Boiling Water Reactor .11
5. Lò nước nặng PHWR .14
6. Các thế hệ lò phản ứng hạt nhân .16
7. Một số thiết kế lò phản ứng cải tiến (advanced) .20
8. Các loại lò VVER của Nga .24
9. Kết luận .30
CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
1. Mở đầu
Theo số liệu mới nhất công bố tháng 1/2011 của Cơ quan năng lượng
nguyên tử quốc tế, hiện nay trên toàn cầu có 442 tổ máy điện hạt nhân đang vận
hành, lượng điện phát điện hạt nhân chiếm 16% sản lượng điện toàn cầu; có
khoảng 65 tổ máy điện hạt nhân đang tiến hành xây dựng.
Thứ tự các quốc gia có nhiều tổ máy điện hạt nhân nhất: Mỹ 104 tổ máy,
Pháp 58, Nhật Bản 54, Nga 32, Hàn Quốc 21, Ấn Độ 20, Anh 19, Canada 18,
Đức 17, Ukraine 15, Trung Quốc 13. Châu Á đang là khu vực có nhịp độ phát
triển điện hạt nhân cao nhất.
Để đáp ứng nhu cầu của thế kỷ 21, hiện nay nhiều loại lò thế hệ mới đang
được nghiên cứu phát triển. Chính phủ các nước có ngành công nghiệp hạt nhân
phát triển đang đầu tư trên 2 tỷ US$ cho công tác này. Nhiều loại lò đang được
nghiên cứu thiết kế với mục tiêu tăng tính kinh tế, nâng cao độ an toàn và giải
quyết vấn đề bã thải hoạt độ cao sống dài ngày.
Các khoa học gia quốc tế đã khẳng định: ”dù đang phải đối mặt với nhiều
thách thức, nhưng công nghệ điện hạt nhân vẫn là một lựa chọn quan trọng của
thế kỷ 21”.
Trong hoạch định chiến lược phát triển năng lượng và lựa chọn công nghệ
phát điện, mỗi khu vực, mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ nhất định, đều phải đối
mặt với một loạt các vấn đề, không có một khuôn mẫu chung nào cho tất cả các
nước.
Việc cung cấp năng lượng, đặc biệt là điện năng, một cách đầy đủ và tin
cậy không chỉ cần thiết cho sự phát triển kinh tế mà, như ngày càng được thấy rõ,
còn cần thiết cho sự ổn định chính trị và xã hội. Sự thiếu hụt năng lượng trầm
trọng, cả hiện tại lẫn trong tương lai, thường dẫn tới những bất ổn và mâu thuẫn
tiềm tàng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.
Bởi vậy, cung cấp năng lượng một cách an toàn, tin cậy và với chi phí hợp
lý là một yêu cầu kinh tế, chính trị và xã hội thiết yếu, và là một thách thức.
Hoạch định và đưa ra những quyết định về sản xuất năng lượng và điện năng, do
đó, là một trong những chức năng quan trọng nhất của các nhà hoạch định chính
sách
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1095
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 1293
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 837
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16