Mã tài liệu: 81683
Số trang: 89
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kỹ thuật dầu khí
Trong những thập kỷ gần đây tốc độ phát triển kinh tế của thế giới tăng quá nhanh. Mức sống của con người ngày càng cao cho nên tình trạng thiếu hụt năng lượng ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia.
Trong khi thế giới đang chờ tìm ra nguồn nguyên liệu mới thì hiện tại dầu và khí vẫn là nguồn năng lượng chính của toàn cầu phục vụ cho sự phát triển công nghiệp -nông nghiệp và sinh hoạt của con người. Theo thống kê của liên hợp quốc thì mức tiêu thụ dầu là: 47% và của khí là: 18.4% thị phần năng lượng của toàn thế giới. Đứng trước tình đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải liên tục đầu tư, thăm dò, tìm kiếm các mỏ dầu khí mới để bù đắp các mỏ đã khai thác cạn kiệt và cho nhu cầu của sự tăng trưởng kinh tế.
Không nằm ngoài quy luật thực tế đó Việt Nam là một nước đang thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì nhu cầu về năng lượng phải được ưu tiên hàng đầu.
Được sự quan tâm của đảng và nhà nước ngành dầu khí Việt Nam không ngừng lớn mạnh và phát triển nhanh chóng sản lượng khai thác dầu thô liên tục tăng trưởng tính đến năm 1998 sản lượng dầu thô khai thác được đã tăng lên 11 triệu tấn. Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, phần lớn ngoại tệ thu được của nước ta là do xuất khẩu dầu thô. Tuy nhiên theo các chuyên gia năng lượng thì vùng thềm lục địa phía nam Việt Nam bao gồm mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng và các vùng lân cận có trữ lượng dầu không lớn ngược lại trữ lượng khí lại rất lớn.
Trong những năm đầu khai thác do thiếu phương tiện thu gom vận chuyển nên một khối lượng khí đồng hành rất lớn khai thác cùng với dầu thô đã bị đốt. Số lượng khí đốt bỏ tính cho đến năm1994 vào khoảng 4 tỉ mét khối và thêm ngần đó nữa chỉ trong 4 năm từ 1994 đến1998. Điều đó cũng có nghĩa là gần 1 triệu USD đã bị đốt bỏ hàng năm và tổng số khí đồng hành của mỏ bạch Hổ bị đốt bỏ cho tới nay tương đương với sự lãng phí khoảng 7 đến 8 trăm triệu USD. Việc đốt khí tại mỏ Bạch Hổ không những gây lãng phí nguồn tài nguyên quý giá mà còn gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường biển.
Hiện nay ở Việt Nam chất đốt chủ yếu dùng trong hàng ngày là kerosene khoảng 300000 tấn/năm, than củi và các loại khác khoảng 37 triệu tấn/ năm (tính quy đổi ra than). Theo dự báo vào cuối thế kỷ này 1/20 số hộ đang sử dụng các chất đốt trên sẽ chuyển sang LPG lúc đó lượng tiêu thụ gas ở Việt Nam vào khoảng 1triệu tấn/ năm chưa kể các nhu cầu khác.
Ngoài ra ở Việt Nam nhu cầu tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn phân đạm hàng năm. Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay nhu cầu phân bón sẽ tăng rất nhanh trong nhưng năm tới. Việc đưa khí vào bờ phục vụ cho sản xuất phân bón là vô cùng cần thiết.
Kết cấu đề tài:
Chương 1 : Tính khả thi của dự án và nhu cầu khí trên thị trường
Chương 2: Hệ thống thu gom dầu và khí mỏ Bạch Hổ
Chương 3 : Số liệu thiết kế
Chương 4 : Tính toán chống ăn mòn cho đường ống ngầm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 840
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 726
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 794
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 685
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 842
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 821
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 854
⬇ Lượt tải: 18