Độc Học Môi Trường (Environmental Toxicology) (ĐHMT) hay còn gọi là “Độc học sinh thái” (Ecotoxicology). ĐHMT là ngành học cơ bản của môi trường học, chuyên nghiên cứu về chất và lượng của các hiệu ứng xấu do các tác nhân lý học, hoá học, sinh học gây ra cho các thể, quần thể hay quần xã sinh vật và hệ sinh thái. ĐHMT gồm hai phần: 1- khoa học lý thuyết cơ bản về các chất độc và 2 – khoa học ứng dụng.
Đường đi của độc chất xảy ra ở bên ngoài và bên trong cơ thể. Chuyển động bên ngoài cơ thể liên quan đến các yếu tố môi trường, như điều kiện khí hậu, đặc tính hoá lý của hoá chất, tính tan nếu hoá chất được phát hiện trong nước. Khuyếch đại sinh học có thể xảy ra. Đường xâm nhập của hoá chất đối với động vật và con người gồm dạ dày, ruột (do ăn uống), đường hô hấp (do hít thở), đường da (do tiếp xúc). Sự dịch chuyển của độc chất bên trong cơ thể phụ thuộc các yếu tố ảnh hưởng cấu trúc sinh học của hoá chất trong cơ thể. Nó bao gồm những thuộc tính về hoá học và vật lý như kích cỡ phân tử, điều kiện nhiễm độc, trạng thái sức khoẻ của sinh vật.
Độc chất phải di chuyển từ điểm tiếp xúc với cơ thể, điểm bị nhiễm, vào đường máu theo tuần hoàn máu. Trong máu, độc chất có thể thoát ra thành dạng tự do, không liên kết, hoặc nó liên kết protein (thường đối với albumin). Hoá chất có thể thoát khỏi đường máu và xâm nhập vào các mô khác nhau nơi đó nó có thể được chuyển hoá sinh học (ví dụ, gan), lưu trữ (mô mỡ), đào thải (thận) hoặc tạo ra một phản ứng (trong não bộ). Việc kéo dài phản ứng phụ thuộc vào nồng độ của hoá chất ở điểm trên bộ phận tiếp nhận, ái lực của nó và hoạt tính riêng. Hoá chất phải xuyên qua màng tế bào, là phospho lipid hai lớp, bằng quá trình tiêu tốn năng lượng, như quá trình vận chuyển tích cực hoặc quá trình không tiêu tốn năng lượng như quá trình vận chuyển thụ động. Chuyển động xuyên qua màng tế bào có thể liên quan đến phương tiện đặc biệt. Có những quá trình đặc biệt mà hoá chất có thể xâm nhập tế bào. Một trong những quá trình đó là nhập nội bào. Cấu trúc sinh học của hoá chất trong cơ thể được xem xét theo hình thái của nó trong cơ thể gồm có: hấp thụ, phân phối, chuyển hoá sinh học, đào thải và sự vận động của các quá trình này. Các quá trinh này được xác định giá trị của hoá chất sẵn sàng tương tác với bộ phận tiếp nhận. Giá trị này của hoá chất được gọi là “khả năng tiếp nhận sinh học”….
Mục lục:
Chương 0: Tổng quát về độc học môi trường
Chương 1: Độc học môi trường dioxin
Chương 2: Độc học thuốc bảo vệ thực vật
Chương 3: Khả năng hấp thụ, phóng thích của keo sét-mùn đối với kim loại nặng trong bùn đáy kênh rạch TPHCM
Chương 4: Ảnh hưởng của kim loại nặng đến quá trình sinh trưởng của thực vật
Chương 5: Độc học môi trường cadmium
Chương 6: Độc học môi trường của chì
Chương 7: Độc học môi trường Arsen
Chương 8: Độc học thuỷ ngân
Chương 9: Độc học môi trường của lưu huỳnh và hợp chất của nó
Chương 10: Độc học môi trường amiăng
Chương 11: Độc học môi trường về bụi
Chương 12: Độc học môi trường về thuốc lá
Chương 13: Nhiễm độc qua thực phẩm
Chương 14: Độc tố cá nóc
Chương 15: Độc học môi trường polyclobiphenyl
Chương 16: Độc học môi trường thuỷ triều đỏ
Chương 17: Độc học môi trường sương mù quang hóa
Chương 18: Chất thải nguy hại
Chương 19: Độc học môi trường trong nhà, văn phòng
Chương 20: Giới thiệu, thử nghiệm các mô hình trong tính toán lan truyền ô nhiễm
Chương 21: Mô hình hoá lan truyền độc chất trong môi trường sinh thái đất phèn
Chương 22: Quản lý sự cố độc hại môi trường
Chương 23: Độc học môi trường bệnh cúm gia cầm H5N1