Tìm tài liệu

Tieu luan ve khang sinh

Tiểu luận về kháng sinh

Upload bởi: transungck42b

Mã tài liệu: 224535

Số trang: 37

Định dạng: doc

Dung lượng file: 1,299 Kb

Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm

Info

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

Kháng sinh là một vũ khí quan trọng để chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên với tình hình sử dụng kháng sinh một cách không kiểm soát như hiện nay đã dẫn tới một loạt các hệ quả mà ngày nay con người đang phải vất vả khắc phục nó. Các hệ quả có thể thấy ngay đó là vi khuẩn đã trở nên kháng thuốc hơn làm cho hiệu quả điều trị không cao.

Việc sử dụng kháng sinh hợp lý phải dựa vào chẩn đoán lâm sàng chính xác và rất cần thiết phải dựa vào kết quả xét nghiệm vi sinh để định rõ bản chất của vi khuẩn gây bệnh và tính nhạy cảm của nó với kháng sinh. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần điều trị ngay, trước khi phân lập được vi khuẩn thì phải dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tính nhạy cảm phổ biến đối với kháng sinh của vi khuẩn gây ra bệnh của vật nuôi. Vì tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc sử dụng kháng sinh hợp lý, chúng ta không nên sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện khi vật nuôi có triệu chứng nhiễm khuẩn, mà cần tới ý kiến của người có chuyên môn.

Cùng quá trình học tập, nghiên cứu về kháng sinh kết hợp với thực tế của việc sử dụng kháng sinh nên tôi chọn và nghiên cứu chuyên đề “Kháng sinh”. Mục đích là để hiểu sâu hơn nữa về kháng sinh, phân loại kháng sinh, cơ chế tác động của kháng sinh và nguyên tắc sử dụng kháng sinh.

PHẦN II

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KHÁNG SINH

1.1. Lịch sử về kháng sinh

Khi cơ thể đang bị vi sinh vật gây bệnh tấn công mạnh thì cần sử dụng ngay các biện pháp để ngăn chặn sự nhân lên của chúng, một phương pháp hiệu quả là sử dụng chất kháng sinh thích hợp với liều lượng đứng theo chỉ dẫn. Vậy kháng sinh là gì ? Có các nhóm kháng sinh nào và cơ chế hoạt động của chúng ra sao?

Năm [URL="http://vi.wikipedia.org/wiki/1938"]1938, Fleming nhận được thư của hai nhà khoa học từ trường [URL="http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_Oxford"]Đại học Oxford là [URL="http://vi.wikipedia.org/wiki/Ernst_Boris_Chain"]Ernst Boris Chain và [URL="http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Howard_Walter_Florey&action=edit&redlink=1"]Howard Walter Florey, với lời đề nghị được hợp tác với ông để tiếp tục thực hiện công trình nghiên cứu về penicillin và họ đã thử nghiệm thành công penicillin trên chuột vào 1940.

Năm [URL="http://vi.wikipedia.org/wiki/1941"]1941, nhóm đã chọn được loại nấm penicillin ưu việt nhất là chủng Penicillin Chrysogenium, chế ra loại penicillin có hoạt tính cao hơn cả triệu lần penicillin do Fleming tìm thấy lần đầu năm [URL="http://vi.wikipedia.org/wiki/1928"]1928.

Năm 1945, Fleming được giải thưởng Nobel về y học cùng với [URL="http://vi.wikipedia.org/wiki/Ernst_Boris_Chain"]Ernst Boris Chain và [URL="http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Howard_Walter_Florey&action=edit&redlink=1"]Howard Walter Florey.

Một số kháng sinh khác : Sulfonamid được Gerhard Domard (Đức) tìm ra vào năm 1932 và Streptomycin được Selman Waksman và Albert Schat tìm ra vào năm 1934. Sau này đặt biệt ở hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX, công nghệ sinh học và hóa dược phát triển mạnh, người ta đã tìm ra được rất nhiều loại kháng sinh mới. Ngày nay con người biết được khoảng 8000 chất kháng sinh, 100 loại được dùng trong Y khoa và Thú y.

1.2. Khái niệm về kháng sinh

Kỷ nguyên hiện đại của hóa trị liệu kháng khuẩn được bắt đầu từ việc tìm ra sulfonamid (Domagk, 1936). Thời kỳ vàng son của kháng sinh bắt đầu từ khi sản xuất penicilin để dùng trong lâm sàng (1941). Khi đó, kháng sinh được coi là những chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác.

Về sau, với sự phát triển của khoa học, người ta đã có thể tổng hợp, bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên (chloramphenicol); tổng hợp nhân tạo các chất có tính kháng sinh: sulfamid, quinolon hay chiết xuất từ vi sinh vật những chất diệt được tế bào ung thư (actinomycin).

Vì thế định nghĩa kháng sinh đã được thay đổi. Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn.

Kháng sinh (antibiotic) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, Anti có nghĩa là chống lại, Biotic có nghĩa là sự sống sự sống, Antibiotic có nghĩa là chống lại sự sống.

Kháng sinh hay còn gọi là trụ sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử, thường là một vị trí quan trong của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn

1.3. Phân loại kháng sinh

Có nhiều cách phân loại kháng sinh, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách sử dụng thuốc.

1.3.1. Dựa vào mức độ tác dụng

Thuốc kháng sinh diệt khuẩn (bactericidial antibiotics) gồm những kháng sinh có cơ chế tác dụng đến khả năng tạo vách tế bào, sinh tổng hợp DNA và RNA giải phóng men autolyza, vi khuẩn tự phân giải: Nhóm lactamin gồm các loại penicillin và các thuốc thuộc nhóm cephalosporin, nhóm aminoglucozid (streptomycin, neomycin, kanamycin, gentamycin, framomycin), nhóm đa peptid: colistin, bacitracin, vancomycin.

Thuốc kháng sinh kìm khuẩn (bacteriostatic antibiotics) gồm các thuốc ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào các enzym hay các ribosome 30s, 50s và 70s. Các thuốc Sulphamid teracillin, chloramphenicol, erythromycin, novobiocin, các thuốc được phối hợp giữa sulphamid với trimethorpim theo tỷ lệ 5/1 và tiamulin.

1.3.2. Dựa vào phổ tác dụng kháng sinh

Nhóm có phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng chủ yếu lên một loại hay một nhóm vi khuẩn nào đó: Penicillin cổ điển chỉ tác dụng lên vi khuẩn Gr+ hay nhóm thuốc chỉ tác dụng lên vi khuẩ Gr- như streptomycin.

Nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng, chúng có tác dụng với cả vi khuẩn Gr+, Gr-, Ricketsiea, virus cỡ lớn, đơn bào: chloramphenicol, tetracillin.

Nhóm kháng sinh dùng ngoài hay các thuốc không hoặc ít được hấp thụ ở đường tiêu hóa. Thuốc thuộc nhóm này thường độc, bao gồm các thuốc có tác dụng với vi khuẩn Gr- như: baxitraxin, heliomycin, tác dụng với vi khuẩn Gr+ như: neomycin, polymycin.

Nhóm kháng sinh chống lao: rifamycin.

Nhóm kháng sinh chống nấm như: nystatin, grycefulvin, ampoterytin – B.

1.3.3. Dựa vào nguồn gốc

Kháng sinh có nguồn gốc từ sinh vật, xạ khuẩn.

Nhóm kháng sinh có nguồn gốc hóa dược hay do con người tổng hợp nên.

1.3.4. Dựa vào cơ chế tác dụng

Dựa vào cơ chế tác dụng người ta phân thành 2 nhóm:

Nhóm kháng sinh có tác dụng lên tế bào vi khuẩn gồm các thuốc:

v Thuốc tác dụng lên quá trình tạo vách tế bào: Penicillin và các thuốc thuộc nhóm β – lactamin, vancomycin, baxitracin

v Thuốc tác dụng lên màng tế bào. Các thuốc này làm rối loạn tính thấm của vỏ và màng nguyên sinh chất tế bào vi khuẩn, làm cho chức năng hàng rào của màng bị phá hủy, vi khuẩn bị rối loạn quá trình đồng hóa và dị hóa. Do vậy mất khả năng lấy chất dinh dưỡng cần thiết và thải các sản phẩm của quá trình dị hóa ra ngoài: colistin, polymycin

Nhóm thuốc tác dụng lên hệ phi bào làm rối loạn các hoạt động sống của tế bào trong nguyên sinh chất gồm:

v Thuốc làm rối loạn và ức chế tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn ở mức ribosome. Vi khuẩn không tạo nên các chất tham gia vào quá trình phân chia, di truyền của tế bào. Thuốc gắn vào các tiểu phần 30s, 50s và 70s của ribosome trong tế bào vi khuẩn.

v Thuốc ức chế sự tổng hợp nên các acid nucleotic: DNA và RNA. Các thuốc này rất độc, dùng để chữa ung thư , ít dùng trong thú y

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh
  • Tiểu luận về kháng sinh

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Tiểu luận sinh học tế bào

Upload: thanhnganhatminh

📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 382
Lượt tải: 16

Bài tiểu luận đa dạng sinh học

Upload: phuongdtvt

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 507
Lượt tải: 16

Tiểu luận chất điều hòa sinh trưởng thực vật

Upload: titigon5608

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 497
Lượt tải: 16

Tiểu luận Dùng sơ đồ hóa để dạy học Sinh ...

Upload: hoachanh165

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 453
Lượt tải: 16

Tiểu luận về bao bì kim loại dùng trong công ...

Upload: gianguyen285

📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 811
Lượt tải: 26

Tiểu Luận Chăn Nuôi Gà

Upload: sony070910

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 873
Lượt tải: 39

Tiểu luận màng tế bào

Upload: nguyenvu11

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 608
Lượt tải: 20

Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn và tính đề ...

Upload: dcongduc

📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 534
Lượt tải: 18

Nghiên cứu quy trình sản xuất chất kháng ...

Upload: phanphutai91

📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 448
Lượt tải: 17

Tiểu luận sản xuất màng nhựa đơn

Upload: lucky_star_ttdh

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 881
Lượt tải: 20

Tiểu luận Di truyền học phân tử

Upload: buiducthien2006

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 430
Lượt tải: 16

Tiểu luận Nguồn dinh dưỡng nito

Upload: trangxuka1987

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 502
Lượt tải: 17

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Tiểu luận về kháng sinh

Upload: transungck42b

📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 1723
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Kỹ thuật - Công nghệ Công nghệ thực phẩm
Tiểu luận về kháng sinh PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Kháng sinh là một vũ khí quan trọng để chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên với tình hình sử dụng kháng sinh một cách không kiểm soát như hiện nay đã dẫn tới một loạt các hệ quả mà ngày nay con người đang phải vất vả khắc doc Đăng bởi
5 stars - 224535 reviews
Thông tin tài liệu 37 trang Đăng bởi: transungck42b - 14/10/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 14/10/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Tiểu luận về kháng sinh