Như chúng ta ai cũng hiểu rằng, nhà nước ra đời và tồn tại cần phải có nguồn tài chính cần thiết để chi tiêu, trước hết là cho việc duy trì và củng cố bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở, chi cho những công việc thuộc chức năng của nhà nước như quốc phòng, an ninh..v.v.nhưng nguồn tài chính này sẽ được lấy từ đâu ra, đó mới là việc lớn, do vậy để có tiền trang trải cho các công việc này thì nguồn tài chính đó chỉ có thể lấy từ việc động viên một phần thu nhập xã hội do các tầng lớp dân cư trong xã hội trực tiếp lao động sản xuất ra, mà chúng ta phải lấy như thế nào mới hợp lý ? vì thế để có tài chính nhà nước chỉ có hình thức dùng quyền lực và hình thức cơ bản nhất là hình thức thuế để buộc dân đóng góp.
Mác viết "Thuế là cơ sở của kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn giản tiêu cho kho bạc thu được bằng tiền hay sản vật mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của nhà nước".
Nên thuế đã ra đời cùng với dự ra đời của bộ máy nhà nước, nó ra đời nhằm bảo đảm nguồn tài chính phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu theo chức năngcủa nhà nước. Vì thế từ ngày thành lập nước (1945) đến nay nhà nước luôn sử dụng thuế như là một trong những công cụ có hiệu lực để thu cho ngân sách nhà nước và quản lý vĩ mô nền kinh tế, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn vì vậy từ năm 1990 nhà nước cải cách bước một hệ thống chính sách thuế ở nước ta và đến ngày 1/1/1999 hệ thống ngân sách nước ta chính thức ban hành sắc thuế , mỗi loại thuế có ý nghĩa riêng nhưng để thuận lợi cho việc thu thuế trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản suất, lưu thông đến tiêu dùng và nhằm giúp việc đánh thuế trực tiếp vào thu nhập của các doanh nghiệp một cách dễ dàng thì chúng ta sẽ nghiên cứu 2 loại thuế là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do vậy ngoài phần mở đầu, kết luận của tiểu luận gồm 3 phần:
Phần I: Các yếu tố cấu thành 1 sắc thuế, hiện nay có mấy sắc thuế.
Phần II: Nội dung của thuế giá trị gia tăng.
Phần III: Nội dung của thuế thu nhập doanh nghiệp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem