Mã tài liệu: 116397
Số trang: 85
Định dạng: docx
Dung lượng file: 356 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Những sản phẩm của ngành mang đậm nét văn hoá, tâm hồn và tư tưởng của người Việt Nam. Những sản phẩm này không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Quan tâm phát triển ngành nghề này có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam.
Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có tác dụng lớn trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong nước; góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi nhất là trong tầng lớp trẻ; có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay tỉ lệ thất nghiệp còn cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấn đề nêu trên càng lớn. Bên cạnh đó, phát triển sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo cơ hội sử dụng và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỹ xảo truyền thống góp phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp này của dân tộc. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống này còn góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là EU, Mỹ và Nhật Bản, trong đó EU là một thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU hàng năm vẫn gia tăng nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành và nhu cầu của thị trường này. Nguyên nhân là do xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường EU còn gặp nhiều khó khăn, chính sách hỗ trợ của các cấp, các nghành chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy, việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này đòi hỏi có những giải pháp thực tiễn hơn để góp phần duy trì và phát triển làng nghề, tăng khả năng xuất khẩu.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU” nhằm nghiên cứu chung tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU để thấy được những điểm thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng truyền thống này sang thị trường rộng lớn này. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU cả về qui mô và tỷ trọng.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và những nét chung về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của EU.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 25
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 4
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 1087
⬇ Lượt tải: 17