Mã tài liệu: 100613
Số trang: 22
Định dạng: docx
Dung lượng file: 72 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Từ khi nền sản xuất hàng hoá ra đời, nó đã kéo theo sự ra đời của tín dụng mà ban đầu chỉ đơn thuần là việc mua bán chịu giữa những người sản xuất với nhau. Nhưng dần dần loại tín dụng thương mại này đã bộc lộ nhiều yếu kém cả về quy mô, thời hạn lẫn phương hướng vận động. Thứ nhất về quy mô, quy mô của mỗi quan hệ tín dụng phụ thuộc vào lượng giá trị hàng hoá được bán chịu và lượng giá trị hàng hoá bán chịu phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Như vậy nếu doanh nghiệp có nhu cầu mua chịu lớn hơn lượng hàng hóa có thể bán chịu thì quan hệ tín dụng không thể diễn ra. Thứ hai về thời hạn, thời hạn của quan hệ tín dụng phụ thuộc vào sự ngắt quãng cho phép của chu kỳ kinh doanh của người bán chịu cho nên nó chỉ có thể thực hiện được khi nó phù hợp với yêu cầu của người mua chịu, đồng thời thời hạn của tín dụng thương mại thường là rất ngắn (30,60,90,hoặc 270 ngày). Thứ ba là do đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hoá và người mua chịu cần giá trị sử dụng của một loại hàng oá nhất định cho nên quan hệ tín dụng chỉ xảy ra khi yêu cầu của người mua phù hợp với giá trị sử dụng của hàng hoá cần bán. Để khắc phục những hạn chế trên tín dụng ngân hàng (TDNH) đã ra đời và nó đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế. TDNH đã trở thành một kênh tín dụng chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm nay, nó đã kết nối tiết kiệm với đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển Hiện nay,TDNH ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn với rất nhiều hình thức cho vay khác nhau và đã đáp ứng được một lượng vốn rất lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay trước sức ép của sự cạnh tranh khốc liệt cùng với xu thế hội nhập, TDNH đang phải đứng trước những thách thức rất lớn đòi hỏi tất cả các ngân hàng dù là quốc doanh hay ngoài quốc doanh phải đổi mới, nâng cao chất lượng tín dụng để có thể đứng vững trong cạnh tranh và ngày càng phát triển.
Kết cấu đề tài:
A.phần mở đầu
I.Lý do chọn để tài
II.Mục đích , phương pháp nghiên cứu củA Đề Tài
B.phần nội dung
I. Cơ sở lý luận của đề tài
II.Thực trạng tín dụng ngân hàng Việt Nam hiện nay
C. kết luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 193
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 122
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16