Mã tài liệu: 125134
Số trang: 79
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Toàn cầu hoá kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, đã thâm nhập vào tất cả các quốc gia và trong mỗi quốc gia đang gõ cửa tất cả các lĩnh vực, các địa phương, các doanh nghiệp. Xây dựng một “nền kinh tế mở” là một trong những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà Nước ta nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Đó là xu thế khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trong quá trình phát triển đi lên. Nền kinh tế đóng kín là một nền kinh tế không thể phát triển nhanh, bền vững. Là một nước nằm trong khu vực kinh tế đầy sôi động - Đông Nam á, Việt Nam luôn nỗ lực để có thể hoà hợp với tiến độ đi lên của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế khu vực nói riêng. Việc đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu mở ra nhiều xu hướng phát triển mới, tạo điều kiện khai thác lợi thế và tiềm năng sẵn có của nền kinh tế Việt Nam, nâng cao hợp tác chuyên ngành trên mọi lĩnh vực.
Với vai trò là hạt nhân của chất xúc tác cho việc phát triển thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế đứng trước đòi hỏi phải được hoàn thiện và phát triển vượt bậc để theo kịp tiến độ phát triển của thương mại quốc tế. Trong hoàn cảnh đó, với chức năng là trung gian thanh toán giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, những phương thức thanh toán và công nghệ ngân hàng tiên tiến lần lượt ra đời để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thời đại.
Phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPB) cũng không nằm ngoài phạm vi đó.Tuy vậy, sự cạnh tranh của các loại hình kinh tế ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại (NHTM) trong hệ thống ngân hàng. Do vậy, để đứng vững trong cạnh tranh, để bắt kịp được với sự phát triển của các ngân hàng trên thế giới, VPB phải tìm cho mình một hướng đi mới để tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán xuất nhập khẩu (XNK) thông qua phương thức thanh toán TDCT nhằm hoàn thiện hơn phương thức thanh toán quốc tế này.
Xuất phát từ thực tiễn trên, sau khi tìm hiểu em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh” cho bài khoá luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan về phương thức thanh toán TDCT
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả hoạt động thanh toán TDCT tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán TDCT tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16