Mã tài liệu: 131934
Số trang: 24
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Phát triển kinh tế là tất yếu khách quan của phát triển xã hội trong mọi thời đại, mọi chế độ chính trị, mọi nền văn minh nhân loại. Quá trình này đang diễn ra hết sức mạnh mẽ ở mọi quốc gia, khu vực, châu lục trên thế giới. Phát triển kinh tế có tác động toàn diện đến đời sống của con người và môi trường. .
Công nghiệp là ngành có tác động rất lớn, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Phát triển công nghiệp làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Song phát triển công nghiệp nếu không chú ý đến bảo vệ môi trường sẽ là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, đe dọa tới cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất.
Thực tiễn phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua cho thấy nhiều vấn đề môi trường đã được cảnh báo. Chẳng hạn như vụ việc của các công ty Vê Đan đã giết chết dòng sông Thị Vải, Công ty Huyndai Vinashin Đà Nẵng thải chất thải(dầu thải, bùn thải, chất hấp thụ, giẻ lau dầu...) xuống biển làm ô nhiễm nặng nề vùng biển này, Công ty Miwon Việt Nam xả chất thải xuống sông Hồng, nhà máy Supe phốt phát và hóa chất Lam Thao xả rác thải, nước thải, xỉ thải...ra môi trường làm cho hơn 100 người dân xã Thạch Sơn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ chết vì ung thư…đã chỉ ra rằng: phát triển công nghiệp mà không chú ý đến bảo vệ môi trường sẽ là nguy cơ gây gây ra những tổn thất cao cho xã hội và không đảm bảo phát triển bền vững.
Thanh Chương là một huyện thuần nông nằm về phía Tây của tỉnh Nghệ An. Hiện nay, cùng với nhân dân cả nước nói chung, nhân dân Nghệ An nói riêng, với xu thế mở của hội nhập, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, Thanh Chương đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công – nông – dịch vụ, trong đó tập trung chủ yếu vào phát triển ngành công nghiệp.
Những lĩnh vực công nghiệp đã được đầu tư ở Thanh Chương như: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp thủ công mỹ nghệ...dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Thực tế những lĩnh vực công nghiệp được đầu tư khi đi vào hoạt động đã gây ra ô nhiễm môi trường ở mức báo động mà điển hình là việc gây ô nhiễm của nhà máy sản xuất tinh bột sắn: ngoài ô nhiễm bầu không khí do mùi hôi thối còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới một đoạn dài từ thị trấn Dùng tới thị trấn Nam Đàn của dòng sông Lam…
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp và ô nhiễm môi trường
Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp và những tác động của nó lên ô nhiễm môi trường ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Quan điểm và giải pháp về phát triển công nghiệp và hạn chế ô nhiễm môi trường ở huyện Thanh Chương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16