Mã tài liệu: 252893
Số trang: 36
Định dạng: doc
Dung lượng file: 336 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
bài này là bài tiểu luận của mình. được 10 điểm. ban nào muốn tham khảo thi mua ve xem nha.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu.
4. Cơ cấu của đề tài.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
1.1. Khái niệm Ngân hàng, Thanh tra, giám sát Ngân hàng nhà nước.
1.1.1. Khái niệm ngân hàng, đặc trưng của hoạt động ngân hàng.
1.1.2. Vị trí vai trò của NHNN trong hệ thống ngân hàng.
1.1.3 Khái niệm Thanh tra, giám sát ngân hàng.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN.
1.2.1. Chức năng.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng nhà nước.
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra ngân hàng.
1.3.1. Nhiệm vụ.
1.3.2. Quyền hạn.
1.3.3. Trách nhiệm.
1.4. Pháp luật quy định về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
1.4.1. Nội dung hoạt động.
1.4.2. Phương thức hoạt động.
1.4.3. Điểm mới của Thanh tra giám sát trong luật ngân hàng 2010 so với luật ngân hàng 1997 sửa đổi bổ sung 2003.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
2.1. Thực trạng về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
2.1.1 Thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam.
2.1.2. Một số điểm hạn chế của pháp luật đối với NHNN ngân hàng.
2.1.3. Nguyên nhân.
2.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
KẾT LUẬN:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ rất đáng lạc quan theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó thì các quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, giữa các tổ chức tín dụng với Ngân hàng nhà nước (NHNN) và giữa các tổ chức tín dụng với người đi vay ngày càng trở nên cấp thiết bởi sự đa dạng và phức tạp của nó. Các quan hệ này không chỉ mang tính cấp thiết giữa các tổ chức tính dụng trong nước mà nó còn mở rộng tới các tổ chức tín dụng nước ngoài trong hoạt động thương mại quốc tế. Chính vì vậy việc cạnh tranh giữa các Tổ chức tín dụng để giữ chân khách hàng là không thể tránh khỏi và cần phải được quan tâm kịp thời để tránh việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các Tổ chức tín dụng dẫn đến rủi ro của các Tổ chức tín dụng. Do đó với vị trí độc tôn trong hệ thống Ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần phải tiến hành những hoạt động thanh tra, giám sát nhằm kịp thời cứu cánh cho các Tổ chức tín dụng có nguy cơ đổ vở ( phá sản), mặt khác kịp thời xử lý các Tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng.
Hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN ngày càng có những bước phát triển mới và bước đầu khẳng định vị trí của mình trong hệ thống NHNN. Thông qua việc ban hành những văn bản pháp luật, tài liệu chuyên ngành luật điều chỉ ngày một hoàn thiện để đáp ứng hoạt động thực tiễn. Luật NHNN Việt Nam 1997 ra đời đã đánh dấu bước phát triển trong hệ thống pháp Luật NHNN, là tiền đề để phát triển cơ chế Thanh tra, giám sát trong hoạt động Ngân hàng. Cho đến nay khi Luật NHNN Việt Nam 2010 đã được Quốc Hội thông qua ngày 29/06/2010 đã đánh dấu qúa trình hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động Thanh tra, giám sát trong hệ thống NHNN. Bên cạnh đó Luật thanh tra 2010 được ban hành thay thế Luật thanh tra 2004 cũng đã góp một phần nào đó trong hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
Tuy nhiên Luật NHNN 2010 khi nói đến vấn đề Thanh tra, giám sát chủ yếu điều chỉ các quan hệ pháp luật về nội dung còn về luật hình thức không được đề cập mà chủ yếu viện dẫn đến các văn bản pháp luật khác đây là một khó khăn trong việc xử lý vi phạm khi Thanh tra, giám sát phát hiện ra hành vi vi phạm.
Thực tế thời gian qua cơ sở pháp lý quy định về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN còn hạn chế, các quy định của pháp luật về Thanh tra, giám sát của NHNN thiếu đồng bộ. Chính vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể trong hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN mà ở đây là cơ quan Thanh tra, giám sát có như thế mới tạo được tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống NHNN. Bên cạnh đó việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN hiện nay là một yêu cầu chính đáng nhằm mục đích nhìn nhận rõ hơn về tính hiệu quả của việc áp dụng pháp luật, đồng thời là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
Xuất phát từ lý do trên đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “ Pháp luật về hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Niên luận đề cấp đến những nét chính về chức năng, nhiệm vụ của NHNN, Thanh tra NHNN và những quy định của pháp luật về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN. Thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật Thanh tra, giám sát NHNN.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài có mục đích tìm hiểu về pháp luật hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN và tìm hiểu thực trạng hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Niên luận sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp luận, Phương pháp tổng hợp, phân tích để nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực Thanh tra, giám sát NHNN; và phương pháp so sánh thống kê để vừa đối chiếu các quy định của pháp luật vừa thu thập dử liệu nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần trình bày trong niên luận.
4. Cơ cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bố cục chính của bài niên luận bao gồm 2 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN.
- Chương II: Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện đối với Thanh tra, giám sát của NHNN
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1081
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 157
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1210
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16