Mã tài liệu: 302600
Số trang: 50
Định dạng: doc
Dung lượng file: 505 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
[FONT=Times New Roman]MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1. Không gian 3
1.4.2. Thời gian 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 3
1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 Phương pháp luận 5
2.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 5
2.1.2. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh 5
2.1.3. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh 5
2.1.4. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 6
2.1.5. Thu nhập của Ngân hàng 6
2.1.6. Chi phí của Ngân hàng 6
2.1.7. Lợi nhuận của Ngân hàng 7
2.1.8. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 7
2.1.9. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.2 Phương pháp phân tích 11
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
BẠC LIÊU 12
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của
Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu 12
3.2. Lĩnh vực kinh doanh 13
3.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận 13
3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 13
3.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 14
3.4. Khái quát kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu
qua ba năm (2005-2007) 16
3.5. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu
trong những năm qua 17
3.5.1. Thuận lợi 17
3.5.2. Khó khăn 18
3.6. Định hướng phát triển của Ngân hàng Công Thương Bạc liêu 19
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG 21
4.1. Thu nhập 21
4.1.1. Thu nhập từ lãi cho vay 21
4.1.2. Thu từ phí dịch vụ Ngân hàng 24
4.1.3. Thu khác 25
4.2. Chi phí 27
4.2.1. Chi phí lãi vốn huy động 27
4.2.2. Chi trả lãi vốn điều hoà 28
4.2.3. Chi phí khác 29
4.3. Lợi nhuận 30
4.4. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận, rủi ro 31
4.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 31
4.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro 33
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 37
5.1. Giải pháp làm tăng thu nhập 37
5.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng 38
5.1.2. Giải pháp thu hồi nợ quá hạn 38
5.2. Giải pháp hạn chế chi phí 39
5.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn 40
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
6.1 KẾT LUẬN 42
6.2 KIẾN NGHỊ 42
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương 42
6.2.2. Đối với Hội sở chính 43
6.2.3. Đối với ngân hàng 43
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sự kiện đó đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn nữa. Đặc biệt là trong lĩnh vực Ngân hàng khi có các Ngân hàng nước ngoài được mở Chi nhánh ở nước ta vì họ thấy nước ta là một nước đầy tiềm năng để phát triển. Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, nó đòi hỏi các Ngân hàng phải tự nỗ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững.
Một trong những tiêu chuẩn để xác định vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính Ngân hàng. Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi Ngân hàng, Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho các Ngân hàng tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh doanh và quản lý, nhằm huy động mọi khả năng về vốn, lao động,… vào quá trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển trong tương lai của Ngân hàng. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn.
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Trong thực tế thì đề tài này được phục vụ cho những đối tượng sau: Ngân hàng Công Thương - chi nhánh Bạc Liêu, Hội sở chính Ngân hàng Công Thương Việt Nam, và là cơ sở tham cho các NHTM khác.
Đối với Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu: Đề tài này sẽ giúp cho Ngân hàng thấy được những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế. Từ đó mà Ngân hàng sẽ có những chính sách để phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục những mặt còn hạn chế và làm cho Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Ví dụ như kiểm toán nội bộ sẽ kiểm tra phát hiện những sai sót để khắc phục kịp thời.
Đối với Hội sở Ngân hàng Công Thương Việt nam: căn cứ vào kết quả của ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu mà Ngân hàng Hội sở sẽ có những chính sách để chỉ đạo giúp cho NHCT Bạc Liêu hoạt động có hiệu quả tốt. Ví dụ như việc ngân hàng Hội sở sẽ cấp vốn điều hoà nhiều hay ít thậm chí không cấp thì tuỳ vào kết quả hoạt động của NHCT Bạc Liêu.
Đối với các NHTM khác: Đề tài này sẽ giúp cho các NHTM khác lấy đó làm cơ sở để tham khảo. Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm để cho ngân hàng mình hoạt động có hiệu quả tốt.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu qua 3 năm 2005-2007 để có những giải pháp làm cho hoạt động kinh doanh sắp tới của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua 3 năm từ 2005 đến 2007.
- Phân tích các chỉ tiêu về lợi nhuận và rủi ro của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16