Mã tài liệu: 88818
Số trang: 78
Định dạng: docx
Dung lượng file: 792 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam. Với sự phát triển đa dạng của các công cụ tài chính đã giúp các ngân hàng dễ dàng tiếp cận hơn đối với các nguồn tài chính đã giúp các ngân hàng có nhiều cơ hội hơn trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới. Hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn và cùng với nó mức độ rủi ro cũng tăng lên. Hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể coi là hoạt động chịu tác động kép từ nhiều phía, vì vậy kinh doanh ngân hàng cũng là hoạt động kinh doanh gánh chịu nhiều rủi ro nhất. Tùy theo từng cách tiếp cận mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được phân thành nhiều loại khác nhau, song theo cách phân loại chung nhất – theo Ủy ban Basel thì rủi ro ngân hàng được phân chia thành 3 loại cơ bản gồm: Rủi ro tín dụng; rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp ( rủi ro hoạt động). Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang dần tiếp cận với các khái niệm này và từng bước quản lý các loại hình rủi ro theo thông lệ.
Ngày nay, cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động tin dụng, các ngân hàng ngày cảng mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ, một trong những mục tiêu quan trọng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang hướng tới là tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ lên 40 – 50%, điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải đối mặt với các loại rủi ro trước đây vốn chưa được coi trọng như rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Rủi ro tác nghiệp không phải là loại rủi ro mới, nó tồn tại song hành với sự ra đời của các ngân hàng. Theo nghiên cứu ảnh hưởng định tính của Ủy ban Basel thì thông thường các ngân hàng sẽ phải mất đi 10% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vì rủi ro tác nghiệp. Rủi ro tác nghiệp ngày càng gia tăng do tác động của quá trình hội nhập, do tốc độ gia tăng khối lượng các giao dịch trong ngân hàng, môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Vì vậy, để có thể quản lý rủi ro tác nghiệp một cách có hiệu quả đang là một trong những vấn đề mà các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) nói riêng phải đối mặt.
Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,… nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp trong các ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 202
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 143
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 1245
⬇ Lượt tải: 22