Mã tài liệu: 84533
Số trang: 22
Định dạng: docx
Dung lượng file: 137 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, có nhiều bài viết phản ảnh về vấn đề nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN). Đó cũng là chủ đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa, minh bạch trong quản lý tài chính công nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung. Chính vì vậy khi nhiều địa phương để sẩy ra tình trạng nợ đọng vốn XDCB là vấn đề gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Từ đó tác động không tốt khả năng tới cân đối vĩ mô về nguồn lực tài chính, đồng thời đặt ra yêu cầu Chính phủ phải có các giải pháp đủ mạnh để ngăn chặn, giải quyết tình trạng trên trong năm 2005 và những năm tiếp theo.
Theo thống kê chưa đầy đủ của các Bộ, ngành và các địa phương thì số nợ đọng vốn đầu tư XDCB từ năm 2003 trở về trước khoảng 11.500 tỷ đồng, bằng khoảng 25% tổng số vốn đầu tư của nguồn ngân sách Nhà nước năm 2003. Trong đó các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có số nợ khoảng 7.500 tỷ đồng.
Nợ đọng vốn đầy tư XDCB có tác động xấu về mặt tài chính – tiền tệ, xã hội …. Phần nào kìm hãm sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đặc biệt đối với nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ đọng vốn đầu tư XDCB, song chỉ xin nêu 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu sau.
Trước hết là nhóm nguyên nhân khách quan: Khả năng cân đối với đầu tư XDCB từ NSNN hàng năm cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 40 – 50% nhu cầu. Trong khi đó số lượng các dự án đầu tư cho các đơn vị trình duyệt ngày càng tăng, trên thực tế số lượng dự án được duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối ngân sách hàng năm của Nhà nước, từ đó các chủ đầu tư đã vay mượn vốn và chiếm dụng vốn của nhà thầu để thi công, dẫn đến khối lượng nợ đầu tư XDCB ngày càng tăng.
Về nhóm nguyên nhân chủ quan: công tác quy hoạch chưa triển khai đầy đủ từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết. Ở một số địa phương có xu hướng buông lỏng quản lý đầu tư xây dựng, không đảm bảo kỷ cương trong XDCB đã được chỉ rõ trong nhiều văn bản chỉ đạo của Chính phủ, nghị định của Chính phủ đã ban hành. Nhiều dự án đầu tư chưa có phương án nguồn vốn để thực hiện dự án vẫn tiến hành thực hiện với giải pháp “Vừa thi công vừa tìm nguồn vốn”.
Do những tác động tiêu cực trong nền tài chính – tiền tệ, phát triển kinh tế – xã hội của tình trạng nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN, Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp luật để chấn chỉnh lại trong tình hình phân nguồn vốn XDCB tập trung từ ngân sách Trung ương đến địa phương. Mục tiêu giải quyết vấn đề ở đây là việc thực hiện nghiêm văn bản pháp luật, biện pháp, chỉ thị của Nhà nước, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để dần từng bước giải quyết tình trạng nợ đọng XDCB từ NSNN góp phần cải thiện nền tài chính – tiền tệ, tạo động lực tăng tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết, có hiệu quả cao.
Kết cấu đề tài:
I – CÂU CHUYỆN TÌNH HUỐNG
II – PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
III - KIẾN NGHỊ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 200
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1632
⬇ Lượt tải: 23