Mã tài liệu: 56768
Số trang: 33
Định dạng: docx
Dung lượng file: 537 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng là một quan hệ gắn bó mật thiết, có tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển. Hoạt động ngân hàng với rất nhiều dịch vụ đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội cũng như của khách hàng. Tuy nhiên, còn rất nhiều dịch vụ chưa được ngân hàng khai thác hết. Mặt khác, các ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay đang trong quá trình thực hiện chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh trước yêu cầu mở của thị trường dịch vụ tài chính, hội nhập quốc tế, chuẩn bị thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO. Trọng tâm của chiến lược này là hiện đại hoá công nghệ, phát triển dịch vụ, nâng cao trình độ quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế… Bởi vậy, phát triển và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng trở thành vấn đề tất yếu khách quan, là vấn đề cấp bách đối với tất cả các ngân hàng thương mại trong nước.
Trong các dịch vụ đó thì bảo lãnh ngân hàng là một dạng dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bảo lãnh xuất hiện vào giữa những năm 60 ở một thị trường nội địa nước Mỹ. Sau đó, vào đầu những năm 70, bảo lãnh bắt đầu được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế. Và kể từ đó đến nay, với khả năng ứng dụng rộng rãi trong các loại giao dịch (tài chính lẫn phi tài chính, thương mại lẫn phi thương mại), vị trí của bảo lãnh ngân hàng ngày càng được củng cố một cách chắc chắn. Bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng. Nhưng khác các hình thức cấp tín dụng khác như cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính; khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tổ chức tín dụng không phải cung ứng vốn cho khách hàng mà chỉ dùng uy tín và khả năng tài chính của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho khách hàng. Như vậy, về bản chất thì bảo lãnh ngân hàng là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nó mang tính phái sinh (phát sinh từ nghĩa vụ chính được giao kết giữa khách hàng với bên thứ ba). Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Do được bảo lãnh mà trong nhiều trường hợp, khách hàng không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh, được kéo dài thời gian thanh toán hàng hoá, dịch vụ, nghĩa vụ nộp thuế… Chính vì vậy, bảo lãnh ngân hàng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Hoạt động này không chỉ đem lại nguồn thu ngày càng lớn cho các tổ chức tín dụng, mà quan trọng hơn nó đem lại sự tin tưởng của các chủ thể khi giao kết hợp đồng. Nó chính là chất xúc tác thúc đẩy các hoạt động thương mại, dân sự trong nước và quốc tế ngày càng phát triển.
Như vậy, thông qua nghiên cứu hoạt động bảo lãnh ngân hàng, chúng ta có thể tìm ra những yếu kém còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển và hoàn thiện hơn nữa các hoạt động của ngân hàng, tạo tiền đề quan trọng, vững chắc trong việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập quốc tế, tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, điều đó đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng nâng cao năng lực hoạt động của mình để có thể đứng vững cũng như cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Một trong các hoạt động của ngân hàng là phải hiện đại hoá công nghệ, phát triển các dịch vụ của mình. DVBL của ngân hàng không chỉ có vai trò quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng nói riêng mà còn có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung.
Qua nghiên cứu BLNH, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm, bản chất, ý nghĩa cũng như căn cứ phân loại các loại BLNH trên thị trường hiện nay. Đồng thời qua phân tích tình hình, thực trạng về DVBL của các NHTM Việt Nam, chúng ta có thể thấy được những thuận lợi, khó khăn trong BLNH và những nguyên nhân làm cho DVBL của NHTM Việt Nam còn kém phát triển. Từ đó sẽ đưa ra các giải pháp phát triển và hoàn thiện hơn nữa dịch vụ này, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước.
Đề tài gồm 2 phần sau:
Phần 1: Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại
Phần 2: Thực trạng về dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 17