Mã tài liệu: 115085
Số trang: 87
Định dạng: docx
Dung lượng file: 893 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Ngân hàng thương mại với tư cách là một trung gian tài chính đã có những đóng góp quan trọng trong việc điều hoà và phân phối vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng chính là nơi thu hút lượng vốn nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi trong xã hội đồng thời cũng chính là nơi cung ứng phần lớn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Chính vì vậy, trong những năm qua thực hiện các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình nói riêng đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới đặc biệt là trong điều kiện khi mà đất nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Ngân hàng là một định chế tài chính có khả năng to lớn trong việc tổ chức huy động các nguồn vốn từ nội lực nền kinh tế quốc dân, tăng cường công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh công tác cho vay. Chính vì vậy, đã góp phần quan trọng vào công cuộc đầu tư phát triển thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao, kiềm chế lạm phát, ổn định đời sống nhân dân. Với mạng lưới huy động vốn rộng lớn bao trùm từ Trung ương đến địa phương đã cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức huy động vốn trong nền kinh tế đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, các hình thức huy động vốn của Ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cũng như đòi hỏi của nền kinh tế, chưa khai thác được nguồn vốn tiềm tàng trong nền kinh tế, nguồn vốn huy động trong thời gian dài cho đầu tư phát triển còn thiếu. Điều đó cho thấy chính sách huy động vốn vẫn còn nhiều tồn tại cần nhanh chóng có biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác này.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn trong kinh doanh Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Quảng Bình” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 98
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 209
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 220
⬇ Lượt tải: 9
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 24