Mã tài liệu: 211761
Số trang: 70
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 706 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Thực hiện chủ trương trên, từ sau Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một số chủ trương chính sách nhằm khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Từ đó, cùng với các doanh nghiệp quốc doanh, các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh như các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần . đã phát triển nhanh chóng, đang trở thành lực lượng đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội và ngày càng thể hiện vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Hiện nay, các doanh nghiệp ở nước ta tuy có tốc độ phát triển tương đối khá nhưng gặp khó khăn về nhiều mặt như : thiết bị và công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý và tổ chức yếu kém, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành sản phẩm cao, thị trường không ổn định, bị hàng hoá nhập khẩu lậu cạnh tranh gay gắt .
Khó khăn lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp nước ta hiện nay là vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, công nghệ . Thực trạng nhu cầu vốn đang là nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp bởi vì các doanh nghiệp trong nước tích luỹ nội bộ thấp, vốn tự có ít. Mặt khác đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vốn trong nước và từ năm 1996 đến nay, đầu tư nước ngoài đã bắt đầu chững lại. Nắm bắt được nhu cầu vốn của thị trường, hệ thống ngân hàng đã tăng cường hoạt động của mình để góp phần cung cấp vốn cho nền kinh tế nhằm đem lại vốn cho các doanh nghiệp, đồng thời đem lại lợi nhuận cho mình.
Hoà nhập chung cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, hoạt động của ngành ngân hàng đã có những bước chuyển biến tích cực. Hệ thống ngân hàng một cấp đã được chuyển thành hệ thống ngân hàng hai cấp, có sự phân biệt rõ ràng chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tín dụng, tiền tệ, cung ứng và điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước với chức năng kinh doanh tín dụng, tiền tệ, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ của Ngân hàng thương mại.
Trong những năm gần đây, các Ngân hàng thương mại đã cung cấp tín dụng, góp phần đáng kể vào tiến trình phát triển nền kinh tế đất nước. Nhưng bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng đã nhiều lần đề cập đến một loạt các vấn đề nóng bỏng liên quan đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam như : ứ đọng vốn, vốn đóng băng, nợ quá hạn cao, rủi ro tín dụng gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng . Các vấn đề này đã được nêu ra nhiều lần và đã có nhiều đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhưng rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại vẫn xảy ra, vẫn tồn tại và có chiều hướng gia tăng.
Đối với các Ngân hàng thương mại, đây là một bài toán cực kỳ nan giải, là những câu hỏi mà các Ngân hàng thương mại đang trăn trở để tìm ra câu trả lời.
Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội cũng không nằm ngoài tình trạng trên. Hoạt động cho vay trung và dài hạn đang trở thành một hoạt động chính của Ngân hàng. Cho vay trung và dài hạn là cho vay theo các dự án đầu tư. Chất lượng của các khoản vay phụ thuộc rất lớn vào chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Song công tác này của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội bên cạnh những thành công còn một vài vấn đề tồn tại cần xem xét.
Trong quá trình học tập tại Trường Đại học và thời gian thực tập tốt nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội, tôi nhận thấy đây là vấn đề mà Ngân hàng rất quan tâm và đang đề ra nhiều biện pháp để thực hiện. Xuất phát từ thực tế đó, đồng thời được sự đồng ý của Trường cùng sự khuyến khích ủng hộ của các cán bộ của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội, tôi quyết định đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu để làm Khoá luận Tốt nghiệp của mình vấn đề : “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội”.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 82
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 144
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16