Mã tài liệu: 235831
Số trang: 51
Định dạng: doc
Dung lượng file: 600 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Công Thương khu vực Hai Bà Trưng
MỤC LỤC
Chương I. Những vấn đề lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư
A. Một số vấn đề chung về thẩm định dự án đầu tư
I.THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
1. Khái niệm.
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án để ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
Như vậy thẩm định dự án là làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan tới tính khả thi của dự án như: Thị trường, công nghệ kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án . để đảm bảo dự án được thực hiện tốt tránh rủi ro cho Ngân hàng khi đầu tư vào dự án đó. Đồng thời đánh giá xem dự án có đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội hay không.
2. Mục đích, ý nghĩa của việc thẩm định dự án
Ngân hàng thẩm định dự án đầu tư nhằm mục đích:
- Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư , khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay một cách đúng đắn.
- Tham gia góp ý kiến cho các chủ đầu tư , tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Công việc thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng như:
- Giúp chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất
- Giúp các cơ quan quản lý của nhà nước đánh giá được sự cần thiết và tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, địa phương và cả nước trên các mục tiêu - quy mô - quy hoạch - và hiệu quả.
- Thông qua thẩm định giúp ta xác định được sự lợi hại của dự án khi đi vào hoạt động trên các khía cạnh: Công nghệ, ô nhiễm môi trường và các lợi ích kinh tế xã hội khác.
- Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài trợ dự án.
- Giúp xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư .
3.Yêu cầu của việc thẩm định dự án đầu tư .
Yêu cầu của việc thẩm định dự án đầu tư bao gồm:
- Nắm vững các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước, ngành địa phương và quy chế quản lý kinh tế, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.
- Nắm chắc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp , các mối quan hệ làm ăn của doanh nghiệp .
- Nắm bắt được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới, khu vực, của nước có liên quan đến việc thực hiện dự án.
- Nghiên cứu và kiểm tra một cách khách quan, khoa học và toàn diện về nội dung dự án và tình hình đơn vị vay vốn, có sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và chuyên gia để đưa ra các nhận xét và kết luận, kiến nghị chính xác.
4. Biện pháp thực hiện.
Để công tác thẩm định đạt chất lượng tốt cần thực hiện các biện pháp:
- Phải thu thập thông tin, tình hình số liệu một cách đầy đủ, từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu, xử lý thông tin.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên gia để kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng của dự án.
- Tiến hành thẩm định, kiểm tra nhiều lần trong suốt quá trình từ khi có chủ trương đầu tư , xây dựng dự án tiền khả thi, xây dựng luận chứng kinh tế kĩ thuật cho đến khi luận chứng kinh tế kĩ thuật được duyệt. Mối lần thẩm định có văn bản trả lời chủ đầu tư để chủ đầu tư biết mà triển khai công việc cần thiết, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ ., và báo cáo lãnh đạo chi nhánh và Ngân hàng cấp trên (nếu vượt quá mức phán quyết) để lãnh đạo chi nhánh và Ngân hàng cấp trên biết nhằm chỉ đạo kịp thời.
II.CƠ SỞ CỦA VIỆC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
Để tiến hành thẩm định tốt một dự án, biết được hiệu quả dự án . thì quá trình tiến hành thẩm định dự án dựa trên các cơ sở nhất định đó là thu thập số liệu và xử lý thông tin.
1. Thu thập số liệu. (bao gồm )
a. Hồ sơ đơn vị.
b. Hồ sơ dự án
c. Tài liệu tham khảo.
Các văn bản luật đầu tư , luật công ty, luật đất đai . và các tài liệu liên quan tới dự án.
2. Xử lý thông tin.
Sau khi thu thập thông tin, tiến hành xắp xếp lại các loại thông tin, áp dụng các phương pháp đối chiếu, so sánh để xử lý, đánh giá phân tích một cách có hệ thống.
Tóm lại : Vài nét trên đã khắc hoạ cho ta thấy sự cần thiết và nhu cầu phải thẩm định dự án đầu tư đối với xã hội nói chung và đối với Ngân hàng nói riêng. Trong thời buổi nền kinh tế thị trường việc làm ăn càng khó khăn khiến cho khách hàng (DN) đến vay vốn tìm mọi cách, thậm chí còn lừa Ngân hàng để có thể vay được. Vậy để tránh được điều đó không có gì khác là phải thực hiện thật tốt công tác thẩm định dự án đầu tư để loại bỏ các dự án không tốt.
B.Trình tự nội dung công tác thẩm định dự án
I. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
Quá trình tiến hành thẩm định dự án bao gồm:
1. Thẩm định sơ bộ.
Khi tiếp nhận hồ sơ dự án cần tìm hiểu xem nó đã đầy đủ chưa, nếu thiếu yêu cầu bổ sung ngay. Tiếp đó cán bộ tín dụng tiến hành tìm hiểu xem uy tín của đơn vị, động lực thúc đẩy doanh nghiệp đề suất dự án, kiểm tra các số liệu tài chính , so sánh với chứng từ gốc để kiểm tra độ chính xác. Nếu thấy có sai lệch yêu cầudoanh nghiệp phải sửa đổi kịp thời.
2. Bước thẩm định chính thức.
Thẩm định chính thức là bước thẩm định quan trọng nhất trong quá trình thẩm định dự án đầu tư . Sau khi thẩm định sơ bộ các số liệu và hồ sơ đầy đủ, hoàn tất. Cán bộ tín dụng đi vào thẩm định chính thức trên cơ sở các nội dung sau:
* Thẩm định doanh nghiệp vay vốn
* Thẩm định dự án đầu tư : Gồm 6 bước.
- Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư
- Thẩm định về phương diện thị trường
- Thẩm định về phương diện kĩ thuật
- Thẩm định về tính khả thi của dự án, về nội dung kinh tế tài chính ( gọi là thẩm định về phương diện tài chính )
- Thẩm định về khía cạnh tổ chức quản lý
- Thẩm định về phương diện hiệu quả kinh tế xã hội.
Tổng hợp và đưa ra kết quả thẩm định, lập báo cáo thẩm định trình lãnh đạo.
Trên đây là các nội dung mà cán bộ tín dụng phải xem xét khi tiến hành bước thẩm định chính thức. Các vấn đề cụ thể sẽ được trình bày trong phần nội dung của công tác thẩm định dự án đầu tư dưới đây
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Như đã trình bày trên nội dung công tác thẩm định dự án bao gồm nhiều vấn đề khác nhau, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thẩm định một cách chi tiết không được bỏ qua một nội dung nào vì chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, liên quan tới việc quyết định có cho vay với dự án đó hay không. Nó bao gồm các nội dung:
1. Thẩm định về doanh nghiệp vay vốn
1.1 Thẩm định tư cách pháp nhân, sơ lược các giai đoạn phát triển
Công việc này được cán bộ tín dụng thực hiện trên các khía cạnh:
+ Mức độ tin cậy về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp
+ Sở trường và uy tín kinh doanh của doanh nghiệp
+ Sơ lược các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
1.2. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp
Qua số liệu thống kê, báo cáo quyết toán hàng năm của doanh nghiệp (ít nhất là 3 năm gần đây). Cán bộ tín dụng phải đưa ra nhận xét về các mặt:
- Quan hệ vốn và uy tín của doanh nghiệp trong những năm gần đây.
- Sản xuất kinh doanh có ổn định lâu dài không. ( về lợi nhuận thực hiện ? doanh số bán ? chênh lệch lợi nhuận có tăng không ? chi phí ?)
- Tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp như thế nào ?
- Khó khăn hiện nay của doanh nghiệp .
*Về khả năng tự cân đối tài chính : Có 2 chỉ tiêu để đánh giá là:
Hệ số tài trợ và năng lực đi vay trong đó :
Nguồn vốn hiện có của DN ( Vốn tự có )
* Hệ số tài trợ =
Tổng nguồn vốn DN đang sử dụng ( Tổng TS nợ)
Hệ số này > kỳ trước > 0,5 là tốt
Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp (vốn tự có )
* Năng lực đi vay =
Vốn thường xuyên ( Vốn lưu động )
Đây là khả năng kêu gọi xin vay vốn của doanh nghiệp , một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao thường có năng lực đi vay lớn
Hệ số này > 0,5 thì được Ngân hàng chấp nhận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 42
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 222
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 145
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 210
⬇ Lượt tải: 16