Mã tài liệu: 116507
Số trang: 66
Định dạng: docx
Dung lượng file: 527 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Song, cùng với quá trình phát triển đó, bên cạnh sự tăng thu nhập, nâng cao đời sống của số đông dân cư vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa...đang chịu cảnh nghèo đói, không đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo là một trong 11 chương trình phát triển kinh tế - xã hội và chương trình này đã được cụ thể hoá tới từng tỉnh, huyện, xã, thôn, bản trên khắp đất nước.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là: Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi đó, ngày 04/10/2002 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội, trên cơ sở đó tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Mặc dù vậy, sẽ thật không khách quan khi cho rằng không có những tồn tại cần khắc phục, không có những khó khăn, không có rủi ro trong đầu tư, đặc biệt là hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo. Trong quá trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là hiệu quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng phục vụ người nghèo. Vì vậy, làm thế nào để hộ nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay; hoạt động tín dụng được nâng cao nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời hộ nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của ngân hàng và của các cấp, các ngành.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao hoạt động tín dụng chính sách cũng như trong quá trình thực tập ở Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mỹ Đức - Hà Nội, em xin chọn đề tài “HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN MỸ ĐỨC - HÀ NỘI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ” để nghiên cứu.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng đối với người nghèo và khái quát về Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mỹ Đức - Hà Nội.
Chương II: Thực trạng hoạt động Tín Dụng đối với người nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mỹ Đức - Hà Nội.
Chương III: giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mỹ Đức - Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 223
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 17