Mã tài liệu: 76659
Số trang: 70
Định dạng: docx
Dung lượng file: 386 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong những năm gần đây cơ chế thị trường theo định hướng XHCN đang đòi hỏi các quan hệ kinh tế xã hội chuyển biến và thay đổi thường xuyên. Việt Nam chuyển sang giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO tháng 11/2006, điều đó đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường tài chính và cạnh tranh giữa các định chế tài chính trong nước và quốc tế sẽ gay gắt hơn.
Một trong những lĩnh vực năng động và nhạy cảm nhất của nền kinh tế xã hội đó là Ngân hàng, Ngân hàng thương mại là một trong những trung gian tài chính năng động, thu hút và cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế. Đổi mới và phát triển các ngân hàng sang môi trường kinh tế với trình độ ngày càng cao luôn đáp ứng những yêu cầu khắt khe trong cạnh tranh của thị trường. Bảo đảm tiền vay trở thành một tiêu chuẩn khắt khe của chất lượng quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng.
Các ngành kinh tế với cơ chế tổ chức gọn nhẹ, năng động, sáng tạo trong kinh doanh nhưng sự phát triển còn mang tính tự phát thiếu định hướng, hạch toán không đầy đủ, như vậy rất khó kiểm soát. Hiện tượng trốn lậu thuế, làm hàng giả, lừa đảo, chạy nợ, vi phạm pháp luật ở khu vực kinh tế này trong cơ chế thị trường đang gia tăng. Trước những thử thách và cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường đã không ít doanh nghiệp ngoài quốc doanh không theo kịp với những diễn biến phức tạp của quy luật thị trường dẫn đến doanh nghiệp bị mất phương hướng trong kinh doanh, sản xuất bị thua lỗ, mất vốn, phá sản mà trong đó có một phần vốn ngân hàng. Do đó tín dụng ngoài quốc doanh là môi trường đầy rủi ro mà kết quả hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Song để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả thì Ngân hàng phải bảo toàn được vốn vay, hạn chế mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Như vậy các Ngân hàng cần quan tâm và sử dụng các bảo đảm tín dụng trong cho vay nói chung và cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng.
Tín dụng ngoài quốc doanh, một thị trường sôi động đầy tiềm năng nhưng lại là nơi chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp. Vì vậy việc đầu tư tín dụng vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nếu không có giải pháp hữu hiệu sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi thậm chí mất cả nợ, mất vốn. Do đó trong cho vay kinh tế ngoài quốc doanh việc đặt ra và sử dụng các bảo đảm tín dụng là vô cùng cần thiết bảo đảm nguyên tắc vô cùng quan trọng của tín dụng là bảo toàn vốn.
Như vậy có thể thấy bảo đảm tín dụng trong cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là vô cùng cần thiết.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm tín dụng của ngân hàng thương mại đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
Chương 2: Thực trạng bảo đảm tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện bảo đảm tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 883
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16