Mã tài liệu: 88027
Số trang: 97
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,500 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng, hoạt động ngoại thương đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia. Tỷ giá hối đoái, với tư cách là thước đo tương quan kinh tế giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới được coi là một công cụ chính sách vĩ mô quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu như thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định giá trị nội tệ, đảm bảo cân bằng đối nội và đối ngoại, kích thích xuất khẩu… Chính vì vậy, việc điều chỉnh tỷ giá nhằm đạt được những thành quả kinh tế nhất định trong vài thập niên gần đây đã và đang là một vấn đề hết sức quan trọng. Đây cũng là đề tài được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra chính sách điều hành tỷ giá tối ưu nhất cho nền kinh tế của một quốc gia.
Phá giá tiền tệ là một biện pháp điều chỉnh tỷ giá trong đó nó làm giảm giá đồng nội tệ, do đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, phát triển sản xuất hướng ngoại, tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp… Tuy nhiên phá giá đồng nội tệ là một quyết định hết sức khó khăn và nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống người dân nói chung. Đồng thời nó cũng là một biện pháp mạnh đối với nền kinh tế, vì vậy nếu không có những biện pháp điều hành hợp lý sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu vấn đề phá giá một cách kỹ lưỡng về cả mặt lý luận và thực tiễn.
Do phá giá tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia nên một câu hỏi thường được đặt ra cho các nhà kinh tế và hoạch định chính sách là: “Liệu phá giá tiền tệ có giúp cải thiện tình hình Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai?” Có nhiều lý thuyết khác nhau về phá giá tiền tệ đã nỗ lực trả lời cho câu hỏi này, trong đó không thể không kể đến một lý thuyết đã xuất hiện khá sớm và giải thích câu hỏi này một cách khá đơn giản nhưng hợp lý – đó là lý thuyết về hiệu ứng tuyến J (J – curve effect).
Kết cấu đề tài:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về phá giá tiền tệ và hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ
Chương II: Thực tiễn về hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ tại một số quốc gia trên thế giới
Chương III: Những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam trên cơ sở phân tích hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 183
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 33
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 2267
⬇ Lượt tải: 17