Mã tài liệu: 211829
Số trang: 81
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 879 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với mục đích hàng đầu là phát triển và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới, có thể nói, chưa bao giờ nhu cầu đầu tư lại to lớn và khẩn trương như hiện nay, bởi thông tin là động lực của sự phát triển nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Như chúng ta đã biết, bản thân vốn đầu tư luôn là một nguồn lực có hạn. Vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn được những phương án đầu tư mang lại hiệu quả thực sự, có thể thoả mãn tốt nhất các yêu cầu của chủ đầu tư cũng như của nền kinh tế quốc dân trong giới hạn nguồn lực nhất định.
Để có thể hoạt động hiệu quả, các ngân hàng thương mại không những cần phải làm tốt công tác "đi vay" mà còn phải làm tốt cả công tác "cho vay" của mình. Trên thực tế, quá trình cho vay theo cách hiểu chung nhất thì cũng chính là quá trình mà bản thân các ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động đầu tư của nó. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể làm tốt công tác cho vay ?
Bên cạnh nhiều nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn khác, nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư nổi lên với nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động kinh doanh cũng như sự an toàn của các ngân hàng thương mại. Bởi lẽ, việc các ngân hàng thương mại làm tốt công tác thẩm định cũng chính là họ đã góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn vay, giảm rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng nói riêng và đất nước nói chung.
Trong những năm qua, hiệu quả cho vay theo dự án của các ngân hàng thương mại chưa cao, nơi cần vốn đầu tư thì chưa được đáp ứng, trong khi ở nơi khác lại xảy ra tình trạng lãng phí vốn. Một trong những nguyên nhân là công tác thẩm định chưa tốt, do chất lượng thẩm định về mặt tài chính của dự án chưa cao. Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư đang là đòi hỏi cấp thiết nhầm mang lại hiệu quả sử dụng vốn tốt nhất cho các NHTM.
Xuất phát từ thực tế, em đã chọn đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Qua hoạt động thực tiễn áp dụng quy trình thẩm định tài chính dự án tại Sở và trên cơ sở những kiến thức đã tích luỹ được để tìm hiểu thực tế, đóng góp một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng.
Kết cấu của bài gồm ba chương
Chương I: Lý luận chung về thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Thương mại.
Chương II: Thực trạng thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch I
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16