Mã tài liệu: 221913
Số trang: 74
Định dạng: doc
Dung lượng file: 441 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
79 trang
MỤC LỤC
Lời mở đầu .1
Chương I: Lí luận chung về chất lượng phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng thương mại
1.1 Phân tích tài chính khách hàng của NHTM . .2
1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp .2
1.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính khách hàng trong NHTM 3
1.1.3 Thông tin và phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng5
1.1.3.1 Thông tin sử dụng 5
1.1.3.2 Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng 9
1.1.4 Nội dung phân tích tài chính khách hàng 11
1.1.4.1 Phân tích các tỉ lệ tài chính .11
1.1.4.2 Phân tích báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp 21
1.1.4.3 Dự báo về bảng cân đối kế toán và báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn 22
1.2 Chất lượng phân tích tài chính khách hàng 22
1.2.1 Quan điểm về chất lượng phân tích tài chính khách hàng .22
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính khách hàng .23
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính khách hàng.27
1.2.3.1 Nhân tố chủ quan 27
1.2.3.2 Nhân tố khách quan 30
Chương II: Thực trạng chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Hà Nội NHTMCP Á Châu
2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại Á Châu .32
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển 32
2.1.2 Hoạt động chủ yếu và khách hàng của ngân hàng 34
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 36
2.1.4 Kết quả kinh doanh trong thời gian qua 39
2.2 Thực trạng chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại ACB Hà Nội .44
2.2.1Qui trình cho các DN vay vốn và thẩm định tài chính khách hàng .44
2.2.1.1 Qui trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp .45
2.2.1.1.1 Bộ hồ sơ vay 45
2.2.1.1.2 Nội dung tờ trình thẩm định khách hàng xin vay vốn .46
2.2.1.2 Qui trình phân tích tài chính 48
2.2.1.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và rủi ro .49
2.2.1.2.2 Nhu cầu vốn 50
2.2.1.2.3 Chấm điểm tín dụng 51
2.2.2 Thẩm định tài chính khách hàng mẫu .51
2.3 Đánh giá về chất lượng phân tích tài chính khách hàng 56
2.3.1 Kết quả đạt được 56
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 59
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại Ngân hàng thương mại Á Châu – Chi nhánh Hà Nội
3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng 61
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng 62
3.2.1 Hòan thiện nội dung phân tích 62
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin 64
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 65
3.2.4 Rút ngắn thời gian xét duyệt . .67
3.2.5 Nâng cao hệ thống cơ sở trang thiết bị công nghệ thông tin .67
3.2 Kiến nghị .69
3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước . 69
3.2 Kiến nghị với các Bộ ngành có liên quan khác .70
Kết luận 72
LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích tài chính doanh nghiệp cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những nhà đầu tư, nhà quản lí và cả người cho vay. Từ đó giúp họ ra quyết định đúng đắn và hiệu quả.
Đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng cần phải thẩm định tài chính khách hàng, do vậy phân tích tài chính khách hàng là một trong những bước quan trọng để đi đến quyết định cho vay hay không.
Đối với những ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Á Châu nói riêng, hoạt động tín dụng là một phần vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển và tồn tại của ngân hàng. Chính vì vậy hoạt động phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng Á Châu được quan tâm chú trọng. Khách hàng mục tiêu của ngân hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên mảng phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh ACB Hà Nội, tôi nhận thấy rằng hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng tuy đã có những chất lượng tương đối tốt nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Vì lí do đó tôi đã lựa chọn nội dung chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp để nghiên cứu tìm hiểu. Nội dung nghiên cứu đi từ lí thuyết tới thực tiễn hoạt động tại ngân hàng, từ đó tôi đề ra một số giải pháp với ngân hàng Á Châu và có kiến nghị với các cơ quan ban ngành có liên quan giúp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng.
CHƯƠNG I : LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2 Phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Từ đầu thế kỉ 20 tới nay phân tích tài chính thực sự được phát triển và được chú trong hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lí doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh và khả năng ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin. Hoạt động phân tích tài chính là một khâu quan trọng trong quá trình quản lí doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc ra quyết định của các chủ thể như nhà quản lí, nhà đầu tư, cho vay, cơ quan thuế hay đáp ứng yêu cầu của những người muốn có thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư, người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện công việc của họ tốt hơn.
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lí các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lí nhằm đánh giá tình hình tài chính một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Qui trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhất định về tài chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức, được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản lí, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, các ngân hàng, và của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết.
Đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động chủ yếu là huy động và cho vay. Để ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì điều quan trọng bậc nhất là các khoản cho vay của ngân hàng phải luôn đảm bảo ở mức an toàn. Cơ sở để hình thành một khoản vay tốt phụ thuộc rất nhiều vào việc phân tích tài chính khách hàng. Qua kết quả của phân tích tài chính, người cho vay sẽ nắm được tình hình sản xuất kinh doanh ở hiện tại cũng như trong quá khứ của doanh nghiệp, phân tích tài chính sẽ trả lời cho họ những câu hỏi như khách hàng có phương án sử dụng vốn hiệu quả không? mục đích sử dụng vốn vay có hợp lí không? khách hàng có thể trả nợ và lãi đúng hạn hay không? ngân hàng có quyền đối với tài sản và thu nhập của khách hàng khi khoản vay có vấn đề và ngân hàng có thể thu hồi vốn nhanh chóng với rủi ro và chi phí thấp được không? Do vậy phân tích tài chính khách hàng được xem là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó phân tích tài chính trong thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại là việc đánh giá một cách khách quan, khoa học, và có hệ thống toàn bộ tình hình tài chính doanh nghiệp trên giác độ ngân hàng, nhằm đảm bảo tính hiệu quả của khoản vay trước khi ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu của phân tích tài chính khách hàng trong ngân hàng thương mại
Những người ở những vị trí khác nhau có những mục tiêu khác nhau khi tiến hành phân tích tài chính. Mối quan tâm của từng đối tượng cũng như quyết định của từng đối tượng chỉ phù họp và được đáp ứng khi tiến hàng phân tích tài chính. Mục đích chính của phân tích tài chính là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Tuy nhiên những báo cáo tài chính là những tài liệu mang tính chất lịch sử vì chúng cho biết thông tin của một thời kì nhất định vì thế mục đích của phân tích tài chính là giúp đối tượng quan tâm đưa ra quyết định và hành động hợp lí trên cơ sở thông tin mang tính lịch sử của báo cáo tài chính.
Đối với nhà quản trị phân tích tài chính để nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, đó là cơ sở để định hướng cho các quyết định của ban giám đốc, giám đốc tài chính, dự báo tình hình tài chính, kế hoạch đầu tư, ngân quĩ, và kiểm soát các hoạt động quản lí khác. Mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, ngoài ra còn có các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường những mục tiêu này chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp làm ăn có lãi.
Đối với các nhà đầu tư thông qua hoạt động phân tích tài chính, họ có thể thu thập nhưng thông tin về tình hình thu nhập của chủ sở hữu- lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp, rủi ro, khả năng hoàn vốn, mức tăng trưởng hiện tại và tương lai. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không.
Đối với người cho vay, cần phân tích tài chính để nhận biết khả năng trả nợ vay của khách hàng, mà chủ yếu là tập trung xem xét luồng tiền tạo ra của doanh nghiệp, các tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền, vốn chủ sở hữu, tỉ lệ vốn nợ của doanh nghiệp để biết rằng doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ và lãi đúng hạn hay không. Thông thường, ngân hàng thường xem xét tình hình tài chính của khách hàng để trả lời những câu hỏi quan trọng như: khách hàng có đáng tin cậy không? liệu khoản vay có đảm bảo an toàn cho ngân hàng, khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích không, liệu ngân hàng có quyền đối với những tài sản và thu nhập của doanh nghiệp khi khoản vay có vấn đề, liệu ngân hàng có thể thu hồi vốn và lãi với rủi ro và chi phí thấp được không.
Như vậy mối quan tâm hàng đầu của người phân tích tài chính là đánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính. Tuy nhiên phân tích tài chính có thể đước ứng dụng theo nhiều phương cách khác nhau nhưng trình tự phân tích và dự đoán đều phải tuân theo những nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự đoán.
1.1.3 Thông tin và phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng
1.1.3.1 Thông tin sử dụng
Trong phân tích tài chính nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ những thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin này đều giúp nhà phân tích có thể đưa ra những nhận xét kết luận chi tiết và thích đáng.
Trong những thông tin bên ngoài cần chú ý tới những thông tin chung của ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp như: cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất, vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành và các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần của doanh nghiệp, các thông tin về pháp lí, kinh tế đối với doanh nghiệp như tình hình quản lí, kế toán, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh Ngoài ra nguồn cung cấp thông tin cũng là một yếu tố quyết định tới độ chính xác và đáng tin cậy của thông tin sử dụng phân tích tài chính. Đối với ngân hàng nguồn thông tin có thể từ nhiều nguồn cung cấp như: chính khách hàng cung cấp, từ cơ quan thuế, cơ quan quản lí cấp trên của doanh nghiệp, thông tin từ ngân hàng nhà nước, từ các ngân hàng khác, từ báo chí hoặc thông tin từ chính trung tâm thông tin của ngân hàng.
Tuy nhiên để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin kế toán như là một nguồn thông tin quan trọng nhất. Với tính hệ thống, đồng nhất, phong phú kế toán hoạt động như một nhà cung cấp thông tin quan trọng và tin cậy cho phân tích tài chính. Mặt khác doanh nghiệp cũng cần phải cung cấp những thông tin kế toán cho các bên đối tác trong và ngoài doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính - được hình thành thông qua việc xử lí các thông tin của kế toán cung cấp, đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh, và quan hệ quản lí với doanh nghiệp. Thông thường bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: một bên phản ánh tài sản và một bên phản ảnh nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện thời ở thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lí và sử dụng của doanh nghiệp đó là tài sản lưu động và tài sản cố định. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản ở cùng thời điểm đó là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Các khoản mục bên phía tài sản được sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần còn bên nguồn vốn các khoản mục được sắp xếp theo nghĩa vụ nợ giảm dần
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 215
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 137
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 2494
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16