Mã tài liệu: 137176
Số trang: 96
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam bao gồm: nông dân, doanh nghiệp, hộ gia đình, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ (SMEs - Small and Medium sized Enterprises) và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối lớn. Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo đã được tiến hành trong những năm cuối của thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90 đã động viên mạnh mẽ tiềm lực của hàng triệu người dân Việt Nam, giúp họ nhanh chóng đa dạng hoá và mở rộng sản xuất nông nghiệp, lập dựng kinh tế hộ gia đình và các SMEs. Các Công ty nước ngoài đã đầu tư vào các liên doanh với cổ phần chi phối và các doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nước ngoài. Sự tăng trưởng và phát triển của khu vực tư nhân chính là chìa khoá cho sự tăng trưởng nhanh chóng, tạo công ăn việc làm, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chỉ riêng khu vực công nghiệp tư nhân, cuối năm 2000 chiếm 21,6% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, 61% lao động toàn ngành. Tuy nhiên hiện nay khu vực này đang gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, trong đó trở ngại lớn nhất đó là vấn đề vốn.
Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) với công việc điều hoà vốn, dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn, sẽ là giải pháp chính cho trở ngại này. Hơn nữa các NHTM cũng nhận thức rằng tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một hướng mở rộng thị phần, vươn lên để cạnh tranh trong điều kiện hiện nay. Thực tế lại trái ngược, trong mấy năm gần đây quy mô tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh ngày càng thu hẹp, không đáp ứng nhu cầu vốn của khu vực này. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh còn nhiều bất cập (nợ quá hạn luôn cao hơn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh).
Kết cấu luận văn gồm 3 phần:
Chương I: Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
Chương II: Thực trạng cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Chương III: Những giải pháp cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 107
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16