Mã tài liệu: 303997
Số trang: 75
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 510 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
CHƯƠNG I
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 – Tín dụng trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 - Bản chất của tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, có quá trình ra đời tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Mặc dù tín dụng có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, với nhiều hình thức khác nhau song đều có các tính chất quan trọng sau:
- Tín dụng chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền hoặc tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu của chúng.
- Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hoàn trả
- Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng.
Bản chất của tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người đi vay và người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế.
1.1.2– Các hình thức tín dụng chủ yếu trong nền KTTT
Trong nền kinh tế thị trường quan hệ tín dụng được thể hiện rất đa dạng, phong phú, nhưng tiêu biểu là các hình thức tín dụng sau:
1.1.2.1 - Tín dụng thương mại
Là quan hệ tín dụng giữa các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá của nhau. Tín dụng
2
thương mại ra đời sớm hơn các hình thức tín dụng khác và giữ vai trò là cơ sở để các hình thức tín dụng khác ra đời.
Tín dụng thương mại ra đời dựa trên nền tảng khách quan đó là quá trình luân chuyển vốn và chu kỳ sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp, tổ chức kinh tế không có sự phù hợp và ăn khớp lẫn nhau, không những giữa các tổ chức kinh tế khác ngành mà còn trong cùng một ngành. Sự không ăn khớp này dẫn đến hiện tượng trong cùng một thời điểm, một số doanh nghiệp đã sản xuất ra một lượng hàng hoá cần bán, nhưng chưa cần phải thu tiền ngay, trong khi một số doanh nghiệp khác lại cần mua những sản phẩm, hàng hoá ấy để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh nhưng lại chưa có tiền. Hiện tượng này có thể được giải quyết nếu các doanh nghiệp tiến hành mua bán chịu hàng hoá cho nhau, đó chính là tín dụng thương mại.
Như vậy TDTM có lợi đối với cả hai phía, và có lợi đối với tiến trình phát triển của nền kinh tế , bởi vậy TDTM đã tồn tại, phát triển từ xa xưa và hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường vẫn còn phát huy tác dụng.
- Đặc điểm của tín dụng thương mại:
+ TDTM là tín dụng giữa những người SXKD:
Tuy là hình thức tín dụng phát triển rộng rãi nhưng không phải là một hình thức tín dụng chủ yếu của nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của nó dựa trên sự tín nhiệm cũng như mối quan hệ về cung cấp hàng hoá, dịch vụ giữa những người SXKD với nhau.
+ Đối tượng của TDTM là hàng hoá chứ không phải là tiền tệ.
+ Sự vận động và phát triển của TDTM bao giờ cũng phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất và trao đổi hàng hoá:
Khi sản xuất hàng hoá phát triển mở rộng thì TDTM cũng được mở rộng và ngược lại khi sản xuất thu hẹp thì TDTM cũng bị thu hẹp.
3
1.1.2.2 - Tín dụng ngân hàng
Là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các xí nghiệp, tổ chức kinh tế , các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay đối với các đối tượng có nhu cầu. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế .
Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng, khác với tín dụng thương mại, TDNH là hình thức tín dụng chủ yếu của nền kinh tế, hoạt động của nó hết sức đa dạng và phong phú.
- Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:
+ Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ: nghĩa là ngân hàng huy động vốn và cho vay bằng tiền.
+ Trong TDNH, các chủ thể của nó được xác định một cách rõ ràng: Ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời cũng là người đi vay, còn các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân là người đi vay đồng thời cũng là người cho NHTM vay dưới hình thức gửi vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi vào tài khoản ở NHTM.
+ Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá: vì tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất SXKD gắn với hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, vừa là tín dụng tiêu dùng không gắn với hoạt động SXKD của các doanh nghiệp.
1.1.2.3 - Tín dụng nhà nước
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước (Bao gồm Chính phủ Trung ương, Chính quyền địa phương… ) với các đơn vị và cá nhân trong xã hội, trong đó chủ yếu là nhà nước đứng ra huy động vốn của các tổ chức, cá nhân bằng cách phát hành trái phiếu để sử dụng vì mục đích và lợi ích chung của toàn
4
xã hội. Tín dụng nhà nước có thể được thực hiện bằng hiện vật ( Thóc, Gạo, Trâu, Bò… ) hoặc bằng hiện kim ( Tiền, Vàng… ) nhưng trong đó tín dụng bằng tiền là chủ yếu.
- Đặc điểm của tín dụng nhà nước:
+ Thể hiện lợi ích kinh tế mang tính tự nguyện, tính cưỡng chế và tính chính trị, xã hội.
+ Hình thức tín dụng đa dạng, phạm vi huy động vốn rộng.
+ Việc huy động và sử dụng vốn có sự kết hợp giữa các nguyên tắc tín dụng và các chính sách tài chính tiền tệ của nhà nướ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 202
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16