Mã tài liệu: 228247
Số trang: 78
Định dạng: docx
Dung lượng file: 312 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
[FONT="]I. TỔNGQUANVỀTHẺTHANHTOÁN[FONT="]
[FONT="]1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ thanh toán
[FONT="]Nhiều người trong chúng ta hẳn đã từng gặp những tình huống khó xử khi trong người không có tiền mặt (ngay cảđối với những người “tiền nong không thành vấn đề”). Chiếc thẻđầu tiên đánh dấu cuộc cách mạng về thẻ tín dụng ra đời từ một tình huống tương tự thế. Đó là vào một buổi tối năm 1949, sau khi ăn tối ở một nhà hàng, ông Frank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ, bỗng phát hiện mình không mang theo tiền mặt vàông buộc phải gọi điện về nhàđể người nhà mang tiền đến trả. Cũng vào thời gian này, ở Mỹ, người ta đã sử dụng khá phổ biến các loại thẻđể mua hàng, mua xăng nhưng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch. Từ những bất cập đó, Frank đã sáng tạo ra thẻ “Diners Club”, một loại thẻ tín dụng đầu tiên trên thế giới. Với lệ phí hàng năm là 5USD, những người mang thẻ “Diners Club” có thể ghi nợ khi đi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phốNew York. Đến năm 1951, hơn 1 triệu USD được chi tiêu bằng thẻ này tại Mỹ. Cũng trong năm 1951, Ngân hàng Franklin National Bank ởLongIsland, New York phát hành thẻ tín dụng đầu tiên của mình. Tại đây, khách hàng đệ trình đơn xin vay vàđược thẩm định khả năng thanh toán . Các ngân hàng đủ tiêu chuẩn sẽđược duyệt cấp thẻ. Thẻ này dùng thanh toán cho các thương vụ bán lẻ hàng hoá- dịch vụ. Các chủ thẻ rất thích hình thức này vìđược hưởng khoản tín dụng không tính lãi do ngân hàng cấp, còn các ĐVCNT cũng bán được nhiều hơn. Chính vì sự tiện lợi của Diners Club cũng như sựưa thích của cả chủ thẻ lẫn ĐVCNT nên đến năm 1955, hàng loạt các loại thẻ tương tự ra đời, như: Trip Charge, Goldenkey, Gourment, Guest Club, Esquire Club, Năm 1958 Carte Blanche và American Express ra đời và thống lĩnh thị trường.
[FONT="]Trong giai đoạn này, phần lớn thẻ dành cho giới doanh nhân giàu có, những người có thu nhập cao. Sau đó, các ngân hàng đã cảm nhận rằng giới bình dân mới làđối tượng sử dụng thẻ chủ yếu trong tương lai. Vì vậy, các ngân hàng bắt đầu đểýđến phân đoạn thị trường rộng lớn này. Khi tầng lớp bình dân bắt đầu sử dụng thẻ Bank Americard do Bank of American phát hành (vào năm 1960) thì việc kinh doanh của ngân hàng này trở nên phát đạt và dậy lên làn sóng học hỏi của các ngân hàng thương mại khác.
[FONT="]Chẳng bao lâu, năm 1967 Bank Americard gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của Mastercharge (do tổ chức Western States Bankcard Association phát hành). Từđây, kinh doanh loại hình dịch vụ mới này phát triển rầm rộ không chỉ trên đất Mỹ. Để phù hợp với sự phát triển này, Bank Americard đã trở thành VISA USA (1977) và sau đó là Tổ chức VISA Quốc tế còn Mastercharge trở thành Tổ chức Mastercard Quốc tế (1979). Nhận ra rằng người tiêu dùng không nề hà việc trả lãi 16%-20% trên bảng quyết toán thẻ tín dụng của họ, các công ty viễn thông quốc tế, công ty xe hơi, bảo hiểm, các hãng hàng không đã vào cuộc. Ngày nay, với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ USD mỗi năm Mastercard và VISA card chỉđứng sau tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Cùng với nó, thẻ JCB, Diners Club và AMEX cũng chiếm lĩnh thị trường rộng lớn.
[FONT="]Hiện nay, trên thế giới, thẻ tín dụng quốc tếđược xem như một công cụ thanh toán hiện đại, văn minh, thuận tiện đặc biệt làở các nước phát triển. Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệđã liên tục cải tiến và hoàn thiện hơn những tính năng của thẻ tín dụng, giúp cho thẻ tín dụng trở thành phương thức thanh toán nhanh gọn, chính xác, an toàn và tiện lợi.
[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]
[FONT="]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16