Mã tài liệu: 225482
Số trang: 87
Định dạng: docx
Dung lượng file: 175 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Lời mở đầu
Việt Nam gia nhập WTO tạo ra một sân chơi mới cho thị trường tài chính tại Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập mở rộng tài trợ cho các dự án đầu tư là một chính sách phù hợp để tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, việc mở rộng qui mô đầu tư đòi hỏi phải có một hệ thống ngân hàng thích ứng để hỗ trợ - các doanh nghiệp yêu cầu cung cấp dịch vụ tài chính tốt hơn, các công ty đa quốc gia cũng muốn có các dịch vụ tài chính trong nước hỗ trợ cho vốn đầu tư của mình. Điều này thúc đẩy sự hình thành các chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng trong nước mở rộng qui mô và chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Nhưng tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng và áp dụng các chuẩn mực quốc tế mới là cách thức đưa các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước hội nhập một cách thực chất và bền vững, có khả năng cạnh tranh cao với các NHTM nước ngoài.
Hiện nay, dự án đầu tư đang giữ một vị trí quan trọng và tham gia vào hầu hết các quan hệ kinh tế, trong đó có quan hệ tín dụng với các NHTM. Đầu tư theo dự án là một trong những phương thức đầu tư được đánh giá là có hiệu quả nhất mà các nhà đầu tư trên thế giới đã tổng kết và coi đó là cách thức thực hiện chủ yếu khi quyết định đầu tư đối với mọi công trình.
Đứng về phương diện Ngân hàng, hoạt động tín dụng nói chung cà hoạt động cho vay theo dự án nói riêng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Do đó Ngân hàng luôn phải giám sát chặt chẽ hoạt động này để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhưng an toàn. Đánh giá rủi ro dự án đầu tư giúp cho Ngân hàng phần nào dự báo được hiệu quả tài chính và tính khả thi của từng dự án để có thể chọn lọc được các cơ hội đầu tư tốt, có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và do đó hạn chế rủi rocho vay sai lầm, gây hậu quả không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy hoạt động đánh giá rủi ro trước khi cho vay là một hoạt động vô cùng cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Qua thực tế tìm hiểu tình hình đánh giá rủi ro trước khi cho vay của Ngân hàng MHB-chi nhánh Hà Nội, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá rủi ro trước khi cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng MHB-chi nhánh Hà nội.Thực trạng và giải pháp” , với mục đích đánh giá những kết quả đã đạt được, xem xét những khó khăn còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác này hơn nữa tại Ngân hàng MHB trong thời gian tới.
Chuyên đề này được kết cấu như sau :
Chương I : Lý luận chung về dự án đầu tư, tín dụng đầu tư phát triển và rủi ro.
Chương II : Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trước khi cho vay đầu tư tại Ngân hàng MHB-chi nhánh Hà nội.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đánh giá rủi ro trước khi cho vay đối với dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng MHB-chi nhánh Hà nội.
MỤC LỤC
Lời mở đầu - 1 -
Chương I : Lý luận chung về dự án đầu tư, tín dụng đầu tư phát triển và rủi ro. - 4 -
I. Đầu tư : - 4 -
1. Khái niệm : - 4 -
2. Phân loại : - 4 -
II. Dự án đầu tư : - 4 -
1. Khái niệm : - 4 -
2. Chu kỳ của dự án : - 5 -
2. Các nguồn vốn cho dự án : - 8 -
2.1.Nguồn vốn trong nước - 8 -
2.1. Nguồn vốn nước ngoài. - 10 -
III. Đặc điểm và vai trò của tín dụng đầu tư phát triển với nền kinh tế: - 14 -
1. Khái niệm : - 14 -
2. Đặc điểm của tín dụng ĐTPT : - 14 -
3. Vai trò của Tín dụng đầu tư phát triển với nên kinh tế. - 16 -
3.1. TD ĐTPT góp phần huy động vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn trong nền kinh tế. - 16 -
3.2 . TD ĐTPT thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH : - 17 -
3.3 . Tín dụng đầu tư phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế: - 18 -
3.4. Tín dụng đầu tư phát triển góp phần phát triển các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế quốc doanh, thực hiện định hướng XHCN : - 19 -
IV. Những vấn đề về rủi ro : - 19 -
1. Đứng trên góc độ chủ đầu tư. - 19 -
1.1. Khái niệm và phân loại rủi ro : - 19 -
1.2. Những rủi ro thường gặp với dự án đầu tư : - 21 -
1.3. Phương pháp phân tích rủi ro : - 26 -
1.4. Ra quyết định đầu tư trong điều kiện rủi ro : - 30 -
1.5. Cách phòng chống rủi ro đối với các dự án đầu tư : - 31 -
2. Đứng trên góc độ Ngân hàng: - 32 -
Chương II : Thực trạng đánh giá rủi ro trước khi cho vay tại Ngân hàng MHB- chi nhánh Hà nội - 38 -
I. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng MHB- chi nhánh Hà nội - 38 -
1. Quá trình hình thành và phát triển : - 38 -
2. Công tác về nguồn vốn : - 46 -
3. Hoạt động sử dụng vốn : - 47 -
II. Thực trạng đánh giá rủi ro trước khi cho vay các dự án đầu tư tại Ngân hàng MHB- chi nhánh Hà nội : - 49 -
1. Thực trạng đánh giá rủi ro trước khi cho vay tại MHB- hà nội : - 49 -
2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại MHB chi nhánh Miền Bắc - 55 -
2.1. Nguyên nhân khách quan - 55 -
2.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng. - 61 -
2.3. Các biện pháp mà MHB-chi nhánh hà nội đã áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro khi cho vay :. - 64 -
* Tăng cường công tác thu thấp và xử lý thông tin. - 65 -
* Các giải pháp về phân tán rủi ro. - 66 -
* Đa dạng hoá đối tượng đầu tư. - 66 -
* Cho vay đồng tài trợ. - 67 -
* Tăng cường kiểm soát, kiểm tra nội bộ - 68 -
CHƯƠNG III - 69 -
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ RỦI RO TRƯỚC KHI CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - MHB CHI NHÁNH MIỀN BẮC - 69 -
I. Kiến nghị các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cho vay của Ngân hàng MHB-chi nhánh Hà nội - 69 -
1. Giải pháp trước mắt - 69 -
1.1 Giải pháp về nhận biết vàđo lường rủi ro - 69 -
1.2. Giải pháp để hạn chế rủi ro (điều tiết và giám sát rủi ro) - 70 -
1.3. Giải pháp xử lý tín dụng - 71 -
1.4. Giải pháp khác - 71 -
2. Giải pháp chiến lược. - 72 -
II. Kiến nghị với Hội sở Ngân hang MHB - 73 -
1. Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ và của ngành - 73 -
2. Chuẩn hoá cán bộ ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng - 74 -
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro (TPR) - 75 -
III. Kiến nghị với Ngân hang Nhà nước và các cấp, ngành có lien quan: - 75 -
1. Xử lý thoả đáng những việc liên quan đến hợp đồng tín dụng - 75 -
2. Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng - 76 -
3. Hỗ trợ các NHTM trong việc xử lý nợ - 76 -
IV. Kiến nghị với Chính phủ - 78 -
1. Hoàn thiện môi trường pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh giá rủi ro tại ngân hàng - 78 -
2. Tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp - 80 -
Kết luận - 83
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 134
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16