Mã tài liệu: 58931
Số trang: 13
Định dạng: docx
Dung lượng file: 60 Kb
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Sau nghị quyết đại hội đảng (1986), nền kinh tế Việt Nam bước sang một thời kỳ mới: xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần với sự giao lưu mở rộng thị trường, thu hút đầu tư quốc tế, tạo động lực và thời cơ xây dựng một nền kinh tế năng động, đa dạng, nhiều chiều. Cùng với sự mở rộng giao lưu, hợp tác ,nước ta cần có một nguồn vốn lớn để sử dụng cho mục tiêu đó .
Điều đó đặt chúng ta yêu cầu về vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.
Được Đảng và nhà nước quan tâm cùng với chiến lược đổi mới đường lối đã thể hiện bằng việc Thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính phủ đã ban hành việc cổ phần hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là bộ phận cấu thành quan trọng của chương trình cải cách doanh nghiệp. Trong đó mục tiêu cơ bản là nhằm huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, các cá nhân tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp, nâng cao vai trò làm chủ, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Đến nay đã có trên 800 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, chiếm 15% tổng số doanh nghiệp nhà nước, với tổng số vốn khoảng 3.000 tỷ đồng, bằng trên 2,5% tổng số vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước. Qua đó đã giảm bớt số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, huy động thêm được vốn của xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh.
Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương CPH ở Việt Nam đã khẳng định CPH là quá trình đa dạng hoá chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước nhằm thu hút các nguồn vốn và kinh nghiệm sản xuất từ các nhà đầu tư và người lao động, tạo cơ sở cho việc đổi mới các quan hệ quản lý và phân phối sản phẩm, tạo động lực mới phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn nhằm hiện đại hoá nền kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được rất đáng khích lệ, thì chương trình CPH so với yêu cầu và kế hoạch đề ra còn rất chậm chính vì vậy cổ phần hoá DNNN cần phải được tăng tốc và ngày càng hoàn thiện hơn theo hướng “ thị trường hoá” cùng với việc dành ưu đãi hợp lý cho các cán bộ công nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp. Cần tính đúng, đủ giá trị doanh nghiệp và tiến hành CPH công khai, rộng rãi trên thị trường chứng khoán, hỗ trợ và vận hành các doanh nghiệp sau CPH theo các nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế… có như vậy mới đạt được mục tiêu tăng cường huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước, cải thiện hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước nói riêng, nền kinh tế nói chung… đáp ứng các yêu cầu và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16