Mã tài liệu: 144834
Số trang: 72
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Trên thế giới, các hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp (M&A) được hình thành rất sớm và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty với nhau, đồng thời cũng tạo ra xu thế tập trung lại để thống nhất, tập hợp nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, thương hiệu...
Làn sóng sáp nhập và mua lại (M&A) đang diễn ra hết sức sôi động ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Từ đầu năm đến ngày 15/5/2007, tổng giá trị giao dịch của hoạt động này trên quy mô toàn cầu đã vượt ngưỡng 2.000 tỷ USD, cao hơn 60% so với mức kỷ lục của cùng kỳ năm 2006. Riêng tổng giá trị giao dịch M&A tại châu Âu đạt 1.200 tỷ USD. Theo các chuyên gia, tính chung cả năm 2007, giá trị các vụ M&A trên toàn cầu chắc chắn sẽ cao hơn so với mức kỷ lục 3.490 tỷ USD đạt được trong năm 2006.
Theo kết quả điều tra của Hãng kiểm toán PricewaterhouseCooper, (PwC), trong năm 2007, châu Á - Thái Bình Dương sẽ vượt qua Tây Âu, Đông Âu và Mỹ Latinh và trở thành khu vực được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất để tiến hành các thương vụ M&A xuyên quốc gia do xu hướng cổ phần hoá, tư nhân hoá đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều nước, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Việt Nam cũng được các nhà đầu tư đánh giá là một thị trường M&A hấp dẫn.
Năm 2007 được các chuyên gia dự đoán sẽ là năm mở đầu của sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động tập trung kinh tế dưới hình thức M&A ở Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, ước tính hàng năm sẽ có hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài để thực hiện những dự án mới. Hơn nữa, với việc Mỹ đã thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), các hoạt động đầu tư, mua bán - sáp nhập và các dịch vụ kèm theo sẽ trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đó chính là cơ sở cho thấy tiềm năng của hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh có sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hoá được đẩy mạnh.
M&A được coi là một xu thế mới và có tiềm năng phát triển lớn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Thế nhưng nó vẫn còn là một lĩnh vực khá mới hiện nay. Chính vì thế, trong chuyên đề này tôi đã chọn đề tài “ Tìm hiểu dưới giác độ tài chính quy trình mua bán – sáp nhập doanh nghiệp”
Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần như sau:
Chương I – Những vấn đề chung về mua bán- sáp nhập doanh nghiệp
Chương II – Quy trình mua bán- sáp nhập doanh nghiệp
Chương III – Tổng quan về mua bán- sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 146
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 200
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 175
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16