Mã tài liệu: 139792
Số trang: 112
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Hơn mười năm qua, công cuộc cải cách và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam đã diễn ra sôi động, toàn diện, tạo thế và lực cho đất nước phát triển đi lên. Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, công cuộc cải cách hành chính cũng đã được triển khai, vai trò quản lý nhà nước về chính trị, kinh tế, xã hội đã được khẳng định và được tăng cường trong khuôn khổ pháp lý... Tuy nhiên, cho đến nay, nhìn chung bộ máy quản lý vẫn cồng kềnh, trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền giữa các cơ quan. Thực trạng biên chế ở các cơ quan có tình hình vừa thừa, vừa thiếu, cơ cấu các loại công chức còn bất hợp lý, vừa gây lãng phí lao động, tiền của vừa hạn chế hiệu quả công tác. Về tiền lương, sau hơn 7 năm thực hiện Nghị định 25-CP ngày 23/5/1993, trong thực tiễn đã và đang phát sinh một số diễn biến phức tạp, nhiều yếu tố bất hợp lý nảy sinh đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời. Chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức hiện nay đã và đang gây khó khăn cho việc thu hút người có năng lực vào làm việc ở các cơ quan nhà nước. Tiền lương và thu nhập không còn là động lực để phát huy tính tích cực, sáng tạo của cán bộ, công chức. Phương thức cấp phát kinh phí hành chính, sự nghiệp dựa trên cơ sở dự toán chi tiết theo mục lục NSNN, trong khi chất lượng dự toán của nhiều đơn vị chưa cao, chưa kịp thời, nhiều khoản chi được dự toán và cấp phát trên cơ sở biên chế hoặc quỹ lương đã làm giảm động lực tiết kiệm, không khuyến khích tinh giản biên chế...
Thực tế bức xúc trên đây đặt ra đòi hỏi phải tìm và lựa chọn các giải pháp để nâng cao hiệu lực của Bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng các dịch vụ công. Đồng thời, cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức trên cơ sở sử dụng kinh phí ngân sách một cách tiết kiệm, hiệu quả. Trong lĩnh vực tài chính, Nhà nước hiện nay đã và đang tiến hành hàng loạt biện pháp để góp phần lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn lực của đất nước kể cả việc khẩn trương xúc tiến cải tiến chế độ tiền lương và thực thi các biện pháp đảm bảo xã hội, trong đó thực hiện khoán chi hành chính và cơ chế tự trang trải là giải pháp cần thiết, có hiệu quả để tạo bước đột phá mới.
Kết cấu của đề tài:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về việc thực hiện khoán chi hành chính và cơ chế tự trang trải
Chương II: Thực trạng tình hình quản lý tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay
Chương III: Các giải pháp tài chính để thực hiện khoán chi hành chính và cơ chế tự trang trải
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 3033
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16