Mã tài liệu: 64987
Số trang: 59
Định dạng: docx
Dung lượng file: 179 Kb
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
BCTC là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó, BCTC vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra các quyết định kinh tế.
Hệ thống BCTC của các doanh nghiệp được lập với mục đích sau:
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai.
BCTC có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm đến BCTC trên một giác độ khác nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của mình.
- Với nhà quản lý doanh nghiệp, BCTC cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
- Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàng kiểm toán, thuế... BCTC là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế
tài chính của doanh nghiệp.
- Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay BCTC giúp họ nhận biết khả năng về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro... để họ cân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp.
- Với nhà cung cấp, BCTC giúp họ nhận biết khả năng thanh toán, phương thức thanh toán, để từ đó họ quyết định bán hàng cho doanh nghiệp nữa hay thôi, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nào cho hợp lý.
- Với khách hàng, BCTC giúp cho họ có những thông tin về khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ khách hàng... để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của doanh nghiệp.
- Với cổ đông, công nhân viên, họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng như chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích của họ thể hiện trên BCTC.
Để thực sự trở thành công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế, BCTC phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây:
- BCTC phải được lập chính xác, trung thực, đúng mẫu biểu đã qui định, có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan và phải có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo.
- BCTC phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, trình tự và phương pháp lập theo quyết định của nhà nước, từ đó người sử dụng có thể so sánh, đánh giá hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ, hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau.
Số liệu phản ánh trong BCTC phải rõ ràng, đủ độ tin cậy và dễ hiểu, đảm bảo thuận tiện cho những người sử dụng thông tin trên BCTC phải đạt được mục đích của họ.
BCTC phải được lập và gửi theo đúng thời hạn quy định.
Ngoài ra BCTC còn phải đảm bảo tuân thủ các khái niệm, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận và ban hành. Có như vậy hệ thống BCTC mới thực sự hữu ích, mới đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng để ra các quyết định phù hợp.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Chương 2: Tổ chức lập và phân tích BCBC tại công ty vận tải thuỷ I
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập và phân tích BCTC tại công ty vận tải thuỷ I
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 209
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 157
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16