Mã tài liệu: 107503
Số trang: 31
Định dạng: docx
Dung lượng file: 244 Kb
Chuyên mục: Tài chính công
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kì khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam khó tránh khỏi những tác động của khủng hoảng đến nền kinh tế. Cho nên, việc có những chính sách kinh tế phù hợp là rất quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.
Lãi suất - một biến số quan trọng rất được quan tâm trong nền kinh tế. Và lãi suất còn trực tiếp tác động đến các mối quan hệ trong nền kinh tế liên quan trực tiếp đến các lợi ích vật chất trong xã hội. Do đó, nó cũng đồng thời tác động đến đời sống của mỗi chúng ta. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, vai trò của lãi suất đã bị xem nhẹ. Còn trong nền kinh tế thị trường thì vai trò của lãi suất đã có sự thay đổi, lãi suất trong nền kinh tế thị trường đã được khẳng định là giá cả để vay mượn hoặc thuê những dịch vụ tiền có liên quan đến việc tạo ra tín dụng, do đó người ta có thể coi lãi suất là giá cả của thị trường.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, sau năm 1986 đánh dấu sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lãi suất trở thành công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của nhà nước. Lãi suất đã góp phần kiềm chế lạm phát cũng như kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới của đất nước. Thực tiễn đã chứng minh với chính sách đúng đắn về lãi suất đã giải quyết được vấn đề về lạm phát từ những năm cuối thập niên 1980 lạm phát từ 3 con số giảm xuống còn 2 số ; riêng năm 1993 tỉ lệ lạm phát chỉ còn một chữ số mức thấp nhất trong lịch sử điều tiết lãi suất ở Việt Nam.
Cùng với tác động lãi suất thì tỷ giá hối đoái cũng là 1 biến số quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Qua phân tích và đánh giá những nguyên nhân và bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực cho thấy, mặc dù thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ và mở cửa nên không bị tác động của cuộc khủng hoảng. Nhưng Việt Nam đã nhận thấy tính chất nghiêm trọng của việc ổn định chế độ tỷ giá danh nghĩa kéo dài – một nguyên nhân quan trọng tạo ra cuộc khủng hoảng. Cho nên, chính sách tỷ giá phải được điều chỉnh linh hoạt, phản ánh đúng tình hình kinh tế thực tế nhằm chống đỡ lại các cú sốc của nền kinh tế.
Thiết nghĩ, nghiên cứu tác động của chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nước đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO là một vấn đề cần thiết và cần được quan tâm đúng mực.
Nội dung tóm tắt
Chương 1: Những vấn đề tổng quan về chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng của chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái của Việt Nam
Chương 3: Giải pháp điều chỉnh chính sách lãi suất và tỷ giả hối đổi của Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 198
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 957
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 12169
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 968
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16