Mã tài liệu: 115949
Số trang: 23
Định dạng: docx
Dung lượng file: 178 Kb
Chuyên mục: Tài chính công
Kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới mở cửa nền kinh tế thị trường, đa dạng hóa các thành phần kinh tế hàng loạt vấn đề mới đã nảy sinh. Di dân với số lượng lớn và khó kiểm soát đã trở thành một thách thức trọng tâm cho các nhà hoạch định chính sách trong nỗ lực vừa thúc đầy nền kinh tế phát triển, tăng tỷ trọng đầu tư, tạo nhiều công ăn việc làm mới nhưng vừa phải duy trì sự bình ổn và sự phát triển của xã hội.
Người di cư từ nông thôn ra thành thị dễ gặp khó khăn và tổn thương trong cuộc sống. Những lợi ích mà người di cư nhìn thấy được là rõ ràng, khi sự di cư là đơn giản và dễ dàng thì dòng người di cư đổ xô từ nông thôn ra thành phố ngày càng nhiều. Hậu quả của việc gia tăng di cư bao gồm các áp lực xã hội đòi hỏi phải có các hình thức mới giải quyết.
Cùng với việc giải quyết công ăn việc làm mới cho người di dân là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho họ. Nghị quyết Trung ương 4 ( khóa VII ) nêu rõ: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới về sức khỏe là: Sức khỏe cho mọi người. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi tất cả mọi thành viên trong cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh và cải thiện môi trường sức khỏe tốt cho cộng đồng. Với định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới : Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật. Từ định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người bao gồm : xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường và sinh học. Giáo dục sức khỏe được dùng những phương pháp và kỹ thuật học thích hợp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người thông qua một loạt quá trình được sử dụng để thay đổi những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thanh niên di dân từ nông thôn ra thành thị với mục đích chủ yếu là tìm kiếm việc làm nuôi sống bản thân và một bộ phận còn phải mưu sinh kiếm tiền gửi về cho gia đình. Với trình độ học vấn thấp hơn so với dân bản địa các công việc mà thanh niên nông thôn làm chủ yếu là những công việc nặng nhọc, không có bảo hộ lao động khi làm việc, tình trạng sức khỏe không được đảm bảo, dễ gặp phải các hành vi nguy cơ cao về sức khỏe.
Từ thực tế đáng quan tâm trên, em đã chọn đề tài “ Thực trạng chăm sóc sức khỏe của thanh niên di dân đến Hà Nội” qua khảo sát tại Huyện Từ Liêm cho môn học xã hội học đô thị của mình với hi vọng chỉ ra được thực tế thanh niên di dân đang cư xử với sức khỏe của họ như thế nào? Khi bị bệnh thì cách làm của họ ra sao? Họ thường dựa vào những mạng lưới xã hội nào khi có khúc mắc với vấn đề sức khỏe?
Kết cấu đề tài:
1.Giả thuyết nghiên cứu.
2.Tính cấp thiết của đề tài
3.Tổng quan tài liệu
4.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
5.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
6.Khung lý thuyết.
7.Biến số chỉ báo.
8.Phương pháp nghiên cứu.
9. Các khái niệm liên quan.
10.Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 834
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 213
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 176
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16