Mã tài liệu: 262701
Số trang: 22
Định dạng: zip
Dung lượng file: 116 Kb
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và thực hiện CNH-HĐH ở Việt nam là bước chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế. Yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH cũng đã đặt ra nhiệm vụ to lớn đối với công tác cán bộ, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ, khi nói tới vấn đề cán bộ đã có nhiều ý kiến thống nhất rằng con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng phục vụ của mọi hoạt động kinh tế xã hội và cũng là nhân tố quyết định sự phát triển xã hội.
Thực tế cho thấy, những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh trong thời kỳ gần đây là những quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng giàu về tiềm năng “chất xám”, các nước thành công trong việc đầu tư và khai thác nguồn tài nguyên quý giá đó như Hàn quốc, Nhật bản...
Những công trình nghiên cứu mới nhất đã đi tới kết luận, con người là nguồn vốn lớn nhất, quý nhất của xã hội.
Một nhà kinh tế học phương tây đã có nhận định: tài sản lớn nhất của công ty hiện nay, không phải là các lâu đài công xưởng mà chính là những cái nằm trong vỏ não của các nhân viên.
Như vậy, rõ ràng con người đặc biệt là tri thức của họ đã trở thành nguồn lực quan trọng nhất của sự nghiệp phát triển.
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, thực hiện CNH-HĐH và mở cửa nền kinh tế thì điều kiện tiên quyết là phải có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, có bản lĩnh vững vàng trước những thời cơ, thách thức trong quá trình phát triển. Qua các kỳ đại hội, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ chiến lược của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ trước hết là cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đào tạo cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô là một bộ phận của công tác cán bộ, đảm bảo thành công của sự nghiệp đổi mới. Đại hội lần thứ VI đã xây dựng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 chỉ rõ “Đổi mới căn bản công tác cán bộ quản lý phải phù hợp với cơ chế mới”.
Từ nhận thức trên, nên trong bài viết này em cũng xin mạnh dạn đề cập đến vấn đề “Đào tạo cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô ở Việt Nam” nhằm mục đích nhìn nhận vào thực trạng của việc đào tạo cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô và đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô.
Vì khả năng và trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không thể không có thiếu sót. Em rất mong nhận được sự bổ khuyết của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 159
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 737
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 34
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 147
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16