Mã tài liệu: 467
Số trang: 60
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.
Việc làm luôn là vấn đề đáng quan tâm của đất nước ta nói riêng và của các nước trên thế giới nói chung. Đây một đề tài nóng hổi và hấp dẫn trong mọi thời kỳ phát triển của đất nước.
Có thể nhận thấy, nước ta về cơ bản là một nước nông nghiệp, đại bộ phận nhân dân sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, đất ít người động, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao. Hàng năm thị trường lao động trong nước lại đón thêm 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, sức ép về việc làm là rất lớn. Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định cùng với việc giải quyết việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài. Trong chỉ thị số 41/CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ chính trị ban hành đã chỉ rõ: Cùng với việc giải quyết việc làm trong nước là chính thì XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài và góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là bộ phận của hợp tác lao động quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước.
Hơn thập niên trở lại đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, hoạt động XKLĐ cũng đã phát triển không ngừng, ngày càng có nhiều thành tựu đáng kể góp phần cùng với các ngành kinh tế khác tạo tiền đề để đất nước ta tiến lên trong thời kỳ CNH –HĐH. Bắt đầu từ ngày 1/7/2007, Luật đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là Luật XKLĐ) có hiệu lực pháp luật và đi vào cuộc sống. Hoạt động XKLĐ dần đi vào đúng quỹ đạo của nó và đem lại nhiều kết quả tốt. Giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động, giảm áp lực việc làm trong nước, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu cho NSNN… .
Tuy nhiên, vẫn còn có những hạn chế ảnh hưởng đến việc triển khai hoạt động này: Do còn quen với nếp sống của nền sản xuất vừa và nhỏ, người lao động chưa quen với tác phong sống công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao, chưa quen chấp nhận quan hệ chủ- thợ, và thường chỉ nghĩ đến lợi ích ngay trước mắt. Người lao động khi đi làm việc tại nước ngoài còn yếu về trình độ và kỹ năng làm việc, khả năng ngoại ngữ còn hạn chế… nên họ không đánh giá được đúng công việc và con người khi tham gia XKLĐ. Nhiều lao động đã coi việc đi lao động nước ngoài là thiên đường, họ không lường trước được các khó khăn ở nước sở tại, thậm chí có người lao động sau khi sang nước ngoài làm việc một thời gian thì hay bỏ trốn khỏi các doanh nghiệp để ra bên ngoài làm việc bất hợp pháp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 126
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 223
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 4744
⬇ Lượt tải: 42
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16